Tin Tức

Đau nửa đầu migraine là gì? Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

(03-05-2022)

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Chứng đau nửa đầu còn được biết đến với nhiều tên gọi như đau đầu migraine. Đây là một căn bệnh phổ biến và có thể xảy ra ở tất cả mọi người nhưng theo các cuộc khảo sát thì số lượng nữ giới mắc bệnh cao hơn nam giới. Nếu bạn đang gặp phải căn bệnh này, hãy tham khảo bài viết sau đây để biết chi tiết về các thông tin như:

  • Bệnh đau nửa đầu migraine là gì?
  • Nguyên nhân gây bệnh 
  • Cách chữa trị và phòng ngừa

Tất cả những thắc mắc trên sẽ được giải đáp rõ ràng thông qua phần nội dung bên dưới.

1. Đau nửa đầu migraine là gì? Có bao nhiêu loại?

Đau nửa đầu là một tình trạng thần kinh có thể gây ra nhiều triệu chứng, nhưng thường thấy nhất là tình trạng đau nhức dữ dội và suy nhược do các cơn đau kéo dài hàng giờ trong nhiều ngày và thậm chí là cản trở các hoạt động hàng ngày.

Trong số các loại đau đầu migraine thì phổ biến nhất là đau nửa đầu có dấu báo thoáng qua và không có dấu báo thoáng qua. Một số trường hợp đau có thể thấy biểu hiện của cả hai loại này.

2. Biểu hiện của chứng đau nửa đầu migraine

Hội chứng migraine ở mỗi người sẽ có những biểu hiện khác nhau. Ở nhiều trường hợp bệnh migraine xảy ra theo từng giai đoạn, bao gồm:

Giai đoạn khởi phát

Vài giờ hoặc vài ngày trước khi bị đau đầu sẽ bắt gặp các biểu hiện như:

  • Nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh hoặc mùi
  • Mệt mỏi
  • Thèm ăn hoặc chán ăn
  • Thay đổi tâm trạng
  • Táo bón hoặc tiêu chảy

Giai đoạn có dấu báo thoáng qua

Những triệu chứng ở giai đoạn này bắt nguồn từ hệ thống thần kinh, sau đó, bắt đầu đau dần dần, trong khoảng thời gian từ 5 đến 20 phút và kéo dài dưới một giờ. Một vài biểu hiện cụ thể như sau:

  • Nhìn thấy các chấm đen, đường lượn sóng, ánh sáng nhấp nháy hoặc những thứ không có ở đó (ảo giác)
  • Không thể nhìn thấy gì cả
  • Có cảm giác ngứa ran hoặc tê ở một bên cơ thể
  • Không thể nói rõ ràng
  • Có cảm giác nặng ở tay và chân
  • Ù tai
  • Nhận thấy những thay đổi về mùi, vị hoặc xúc giác

Đau nửa đầu migraine là gì? Có bao nhiêu loại?

Giai đoạn tấn công

Các cơn đau thường kéo dài khoảng 4 – 72 giờ, bắt đầu bằng một cơn đau âm ỉ và phát triển thành những cơn đau nhói. Đặc biệt là khi hoạt động thể chất, cơn đau có thể di chuyển từ bên này sang bên kia, có thể ở phía trước đầu hoặc gần như ảnh hưởng đến toàn bộ đầu.

Các triệu chứng kèm theo các cơn đau trong giai đoạn này là:

  • Buồn nôn và ói mửa
  • Nhợt nhạt và có mùi hôi
  • Nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh, đôi khi cả khứu giác và xúc giác

Giai đoạn hậu phát

Giai đoạn này có thể kéo dài đến một hoặc hai ngày sau cơn đau đầu với các triệu chứng bao gồm:

  • Cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức hoặc cáu kỉnh
  • Cảm thấy sảng khoái hoặc vui vẻ bất thường
  • Đau hoặc yếu cơ
  • Thèm ăn hoặc chán ăn

3. Nguyên nhân nào dẫn đến chứng đau đầu migraine?

Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng đau này, nhưng yếu tố di truyền và môi trường được xem là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này. Sau đây là một số tác nhân gây ra chứng đau nửa đầu:

  • Di truyền: Nếu trong gia đình có một thành viên bị chứng đau đầu migraine, thì bạn cũng có khả năng cao mắc chứng này.
  • Tuổi tác: Căn bệnh này có thể bắt đầu ở mọi lứa tuổi, mặc dù lần đầu tiên thường xảy ra ở tuổi vị thành niên và có xu hướng lên đến đỉnh điểm trong độ tuổi 30.
  • Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ: Sự dao động của estrogen trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt, mang thai và mãn kinh được cho là nguyên nhân gây ra chứng đau đầu ở nhiều phụ nữ.
  • Đồ uống có cồn hoặc caffein: rượu, đặc biệt là rượu vang hay các đồ uống nhiều cafein như cà phê, trà đắng.
  • Căng thẳng: Căng thẳng thần kinh hoặc căng thẳng kéo dài tại nơi làm việc hoặc ở nhà có thể kéo theo tình trạng đau nửa đầu nghiêm trọng hơn.
  • Giác quan bị kích thích: Ánh sáng chói chang, âm thanh lớn hoặc những mùi nồng như nước hoa, chất pha loãng sơn, khói thuốc cũng là nguồn cơn của hội chứng migraine
  • Rối loạn giấc ngủ: Mất ngủ, ngủ quá nhiều hoặc đảo lộn giờ ngủ cũng gây ra tình trạng đau.
  • Thể chất: Các hoạt động thể chất cường độ cao, bao gồm cả hoạt động tình dục, có thể gây ra chứng đau nửa đầu
  • Thay đổi thời tiết: Sự thay đổi của thời tiết hoặc áp suất không khí có thể khiến bạn bị đau nửa đầu.
  • Thuốc: Thuốc tránh thai đường uống và thuốc giãn mạch như nitroglycerin, có thể làm trầm trọng thêm các cơn đau.

Cách chữa trị đau đầu migraine hiệu quả 

4. Đau nửa đầu migraine uống thuốc gì?

Thuốc giảm đau được khuyên dùng khi các triệu chứng đau nửa đầu xuất hiện. Một số loại thuốc được sử dụng để trị đau nửa đầu migraine có thể kể đến như:

  • Thuốc giảm đau: Gồm thuốc giảm đau không kê đơn và cả thuốc kê đơn như aspirin và ibuprofen (Advil, Motrin IB và một số loại thuốc khác). Tuy nhiên, sử dụng kéo dài có thể gây ra tình trạng đau đầu do lạm dụng thuốc và làm loét, chảy máu dạ dày. Thuốc trị đau nửa đầu thường chứa caffeine, aspirin và acetaminophen thường chỉ có tác dụng với tình trạng đau nhẹ.
  • Thuốc giảm đau gốc opioid: Nếu bạn không thể sử dụng các loại thuốc khác để trị chứng đau nửa đầu, bác sĩ có thể sẽ kê thuốc giảm đau gốc opioid vào toa thuốc của bạn. Vì opioid có khả năng gây nghiện cao nên chúng sẽ được chỉ định sử dụng khi triệu chứng bệnh không thuyên giảm với các loại thuốc giảm đau khác.
  • Thuốc chống buồn nôn: Thuốc này đặc biệt phù hợp cho tình trạng đau nửa đầu kèm cảm giác buồn nôn và nôn mửa. Gồm một số loại thuốc như chlorpromazine, metoclopramide hoặc prochlorperazine và thường được dùng kèm với thuốc giảm đau.
  • Thuốc Triptans: Một số loại thuốc kê đơn như sumatriptan và rizatriptan được sử dụng để điều trị chứng đau nửa đầu bằng cách “khóa” các cơn đau trong não bộ. Có thể sử dụng dưới dạng uống, tiêm hoặc xịt mũi với công dụng khá hữu hiệu. Tuy nhiên, bác sĩ cân nhắc khi bệnh nhân có tiền sử đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.
  • Thuốc Dihydroergotamine: Có ở dạng xịt mũi và dạng tiêm. Đối với chứng đau nửa đầu kéo dài hơn 24 tiếng thuốc sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất nếu dùng ngay khi các triệu chứng xuất hiện. Tác dụng phụ có thể bao gồm tình trạng nôn mửa và buồn nôn nghiêm trọng. Ngoài ra, người có tiền sử bệnh mạch vành, cao huyết áp, bệnh thận và gan nên tránh dùng dihydroergotamine.

5. Đau nửa đầu migraine khi nào nên đi khám bác sĩ?

Đôi khi các triệu chứng đau nửa đầu migraine có thể giống với các triệu chứng của đột quỵ. Vậy nên, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bạn hoặc người thân có những dấu hiệu như:

  • Gây ra tình trạng nói ngọng hoặc xệ một bên mặt
  • Gây ra yếu chân hoặc tay
  • Đến rất đột ngột và nghiêm trọng mà không có triệu chứng hoặc dấu hiệu nào
  • Xảy ra với sốt, cứng cổ, lú lẫn, co giật, nhìn đôi, yếu, tê hoặc khó nói
  • Đau đầu có dấu báo thoáng qua trong đó các triệu chứng kéo dài hơn một giờ
  • Kèm theo mất ý thức

6. Cách phòng tránh đau nửa đầu

Vậy đau nửa đầu (migraine) có thể phòng tránh không là thắc mắc của nhiều người khi nghe nhắc đến chứng này. Để có thể ngăn ngừa chứng đau đầu migraine, chúng ta cần xác định, hạn chế các yếu tố kích thích và thay đổi thói quen sinh hoạt:

  • Duy trì thời lượng giấc ngủ và thời điểm ngủ cố định;
  • Vận động thường xuyên;
  • Thận trọng trong việc sử dụng chất phụ gia;
  • Nạp vừa đủ caffeine, hạn chế đồ uống có cồn;
  • Giảm sáng, âm thanh của các thiết bị điện tử;
  • Tránh sử dụng các sản phẩm có mùi quá nồng;
  • Hạn chế căng thẳng bằng cách cho cơ thể thời gian nghỉ ngơi hợp lý;
  • Bấm huyệt, châm cứu, massage, liệu pháp trò chuyện,…

Hy vọng tất cả những thông tin trên đã giúp bạn hiểu đúng và đầy đủ nhất các tình trạng của đau nửa đầu migraine cũng như kiến thức về cách chữa trị hiệu quả.


Người dùng tìm kiếm: nguyên nhân đau nửa đầu, cách điều trị bệnh đau nửa đầu, đau nửa đầu có nguy hiểm không, đau nửa đầu bên phải, đau nửa đầu bên trái, đau đầu chóng mặt, đau đầu 2 bên thái dương


Nguồn tham khảo

Migraine

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/migraine-headache/diagnosis-treatment/drc-20360207

Everything you need to know about migraine

https://www.medicalnewstoday.com/articles/148373#_noHeaderPrefixedContent

What Is Migraine?

https://www.webmd.com/migraines-headaches/migraines-headaches-migraines

Migraine Headache Prophylaxis

https://www.aafp.org/afp/2019/0101/p17.html

Chia sẻ bài viết ...


Thẻ của bài viết:

có thể bạn quan tâm

Loading...
842838123166