Tin Tức

Đau nửa đầu: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

(19-08-2022)

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Đau nửa đầu Migraine là bệnh đau đầu rất phổ biến, xảy ra ở mọi độ tuổi và giới tính, đem đến sự khó chịu và mệt mỏi cho bệnh nhân. Từ đó, chúng gây ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe, công việc và cuộc sống của bạn. Hiểu và mô tả đúng về căn bệnh này giúp ích rất nhiều trong việc điều trị bệnh.

I. Đau nửa đầu là gì?

đau nửa đầu

Đau nửa đầu (Migraine) là bệnh đau nửa đầu từng cơn. Người bị đau nửa đầu sẽ trải qua những cơn đau đầu từ trung bình đến nặng. Thông thường, chúng là những cơn đau nhói ở thái dương hoặc cơn đau đầu dữ dội xuất hiện ở một bên đầu, cổ và gương mặt.

Bệnh đau nửa đầu thường kéo dài từ 4 – 72 tiếng đồng hồ. Đôi khi là các cơn đau nửa đầu bên trái hoặc đau nửa đầu bên phải, đau cả hai bên hoặc luân chuyển từ bên này sang bên kia theo chu kỳ.

II. Nguyên nhân gây bệnh thường gặp

Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa phát hiện được nguyên nhân đau nửa đầu khá chính xác. Nhưng họ đặt ra các giả thuyết rằng bệnh đau nửa đầu xuất hiện có thể là do hoạt động “bất thường” trong não ảnh hưởng đến việc truyền dẫn tín hiệu, chất dẫn truyền thần kinh và mạch máu não.

Đặc biệt, có nhiều yếu tố có thể kích thích một cơn đau nửa đầu Migraine (có thể khác nhau cho từng người) dưới đây:

  • Căng thẳng.
  • Lo âu.
  • Sự thay đổi hormone ở phụ nữ.
  • Thay đổi thời tiết.
  • Ngủ quá nhiều hoặc quá ít.
  • Thiếu nước.
  • Ánh sáng chói.
  • Âm thanh quá lớn.
  • Rượu bia.
  • Thuốc lá.

III. Triệu chứng của bệnh đau nửa đầu là gì?

đau nửa đầu

Ngoài những cơn đau nhói, đau đầu dữ dội một bên thì đau nửa đầu (Migraine) còn kèm theo một vài triệu chứng phổ biến dưới đây:

  • Buồn nôn.
  • Nhạy cảm hơn với ánh sáng và âm thanh.
  • Chóng mặt.
  • Mệt lả.
  • Nôn ói.

Bên cạnh đó, một cơn đau nửa đầu sẽ xảy ra gồm 4 giai đoạn, tuy nhiên không phải ai cũng trải qua đầy đủ cả 4 giai đoạn này:

  • Giai đoạn khởi phát: Giai đoạn này xảy ra vài giờ hoặc vài ngày trước cơn đau với những biểu hiện như: Thay đổi tâm trạng, thèm ăn, cứng cổ, ngáp, đi tiểu thường xuyên hơn.
  • Giai đoạn có dấu báo thoáng qua: Đề cập đến rối loạn cảm giác xảy ra trước hoặc trong khi đau nửa đầu, ảnh hưởng đến tầm nhìn, xúc giác hoặc khả năng ngôn ngữ của một người. Họ sẽ có tầm nhìn ngày càng mờ, xuất hiện các điểm đen, chớp sáng hoặc hào quang, lời nói lộn xộn, vô nghĩa.
  • Đau nửa đầu: Đây là thời điểm cơn đau đầu đột ngột ập tới, cường độ từ trung bình đến nặng. Cơn đau có thể di chuyển từ bên này sang bên kia, ra phía trước đầu hoặc gần như ảnh hưởng đến toàn bộ.
  • Giai đoạn hậu phát: Sau khi cơn đau đã lắng xuống, người bệnh thường cảm thấy kiệt sức, lẫn lộn. Điều này có thể kéo dài trong một ngày.

IV. Những đối tượng có nguy cơ bị đau nửa đầu

đau nửa đầu

Phụ nữ được cho là đối tượng dễ mắc bệnh đau nửa đầu hơn so với đàn ông. Chúng có thể bắt đầu từ sớm khi bạn là học sinh tiểu học, nhưng phổ biến hơn ở người trưởng thành. Ngoài ra, một số đối tượng dễ có nguy cơ bị đau nửa đầu cụ thể dưới đây:

  • Thay đổi nội tiết tố: Sự thay đổi nội tiết tố ở chu kỳ kinh nguyệt hoặc tiền mãn kinh hay sử dụng thuốc tránh thai chính là các yếu tố hàng đầu kích thích các cơn đau nửa đầu ở phụ nữ.
  • Gen di truyền: Các nhà khoa học tại trường đại học California San Francisco đã phát hiện ra một đột biến gen ở những người mắc bệnh đau nửa đầu Migraine. Do đó, nếu như thành viên trong gia đình bạn bị đau nửa đầu thì bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường.
  • Yếu tố môi trường: Người thường xuyên ở trong môi trường có các yếu tố kích thích cơn đau nửa đầu như ánh sáng mạnh, tiếng ồn, thay đổi thời tiết… hoặc trong trạng thái lo âu, căng thẳng, mất nước, rối loạn giấc ngủ… cũng có nguy cơ bị đau nửa đầu.

V. Phòng ngừa bệnh đau nửa đầu

Vì hiện chưa có một nguyên nhân cụ thể gây nên chứng đau nửa đầu, nên cách phòng ngừa bệnh tốt nhất bạn có thể áp dụng là hạn chế các yếu tố nguy cơ gây bệnh, cụ thể như sau:

  • Phát hiện những thức ăn, mùi và hoàn cảnh có thể làm bùng phát cơn đau đầu của bạn. Hãy lưu ý và tránh xa nó nếu có thể.
  • Luôn cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể.
  • Hạn chế tối đa việc bỏ bữa.
  • Tập trung vào chất lượng giấc ngủ, một giấc ngủ ngon có thể cải thiện rất nhiều sức khỏe tổng thể của bạn.
  • Ưu tiên việc giảm căng thẳng và lo âu trong cuộc sống của bạn.
  • Nên đầu tư thời gian vào việc luyện tập thể thao và nghỉ ngơi thư giãn. Tránh tập thể dục quá sức vì nó cũng là một tác nhân gây đau nửa đầu.

VI. Chẩn đoán và điều trị bệnh đau nửa đầu

1. Chẩn đoán

Dựa trên các biểu hiện lâm sàng cùng tiền sử bệnh cá nhân và gia đình có thể giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh. Ngoài ra, trong một số trường hợp cụ thể, khi các triệu chứng trở nên bất thường và ngày càng nghiêm trọng hơn, thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng giúp bác sĩ phát hiện chính xác nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

2. Điều trị

đau nửa đầu

Việc điều trị bệnh đau nửa đầu chủ yếu là điều trị triệu chứng và phòng ngừa bệnh tái phát và phụ thuộc vào cường độ cũng như tần suất xuất hiện của cơn đau. Bạn có thể dùng một số loại thuốc như: Thuốc triptans, thuốc giảm đau, thuốc ergotamine.

Ngoài ra, trong cơn đau đầu bạn cũng có thể thử một số hành động sau giúp bản thân cảm thấy ổn hơn:

  • Nghỉ ngơi trong phòng tối.
  • Chườm lạnh lên trán.
  • Cung cấp nước cho cơ thể.

Lưu ý: Việc sử dụng thuốc có tác dụng phụ nhất định hoặc sử dụng không đúng cách dễ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Do đó, tốt nhất hãy tìm kiếm sự trợ giúp đến từ bác sĩ chuyên môn cho tình trạng bệnh của bản thân.

VII. Các câu hỏi thường gặp về bệnh đau nửa đầu

1. Đau nửa đầu bên trái có nguy hiểm không?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau nửa đầu bên trái, trong đó có đau nửa đầu Migraine. Tùy vào cường độ, mức độ và thời gian kéo dài của cơn đau đầu mà người bệnh có thể xem xét mức độ nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu như bạn nhận thấy các trường hợp dưới đây, hãy đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế ngay lập tức:

  • Nó xuất hiện đột ngột, rất nghiêm trọng hoặc khiến người bệnh mất đi ý thức.
  • Người bệnh đã bị chấn thương ở đầu.
  • Người bệnh gặp vấn đề trong tầm nhìn, đi lại hoặc giao tiếp.
  • Tay hoặc chân bị tê liệt.
  • Sốt cao.
  • Nhạy cảm với ánh sáng và bị phát ban.

2. Đau nửa đầu bên phải có nguy hiểm không?

Tương tự như vậy, đau nửa đầu bên phải do bệnh đau nửa đầu Migraine đôi khi không nghiêm trọng và có thể cải thiện bằng lối sống. Tuy nhiên, nếu như bạn thấy các dấu hiệu kể trên, hãy đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được thăm khám.

3. Đau nửa đầu sau gáy kéo dài nguy hiểm thế nào?

Các cơn đau đầu sau gáy kéo dài trong nhiều ngày có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến chấn thương đốt sống cổ, tăng huyết áp, hội chứng nhiễm siêu vi, đột quỵ

Ginkgo biloba (bạch quả) từ lâu được biết đến là một loại thảo dược hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị sau đột quỵ, đặc biệt là đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Ngoài ra, bạch quả còn được sử dụng rộng rãi trong việc hỗ trợ cải thiện tuần hoàn máu, cải thiện chức năng và làm chậm quá trình lão hóa não bộ.

Có thể tham khảo các sản phẩm chứa chiết xuất Ginkgo biloba ứng dụng công nghệ Phytosome độc quyền từ Ý giúp tăng hấp thu và sinh khả dụng của hoạt chất. Ginkgo biloba phytosome còn hỗ trợ cải thiện suy tuần hoàn não và các biểu hiện chức năng như: chóng mặt, nhức đầu, giảm trí nhớ; cải thiện di chứng tai biến mạch máu não.


Nguồn tham khảo

  • Migraine

https://www.nhs.uk/conditions/migraine/

  • Everything You Want to Know About Migraine

https://www.healthline.com/health/migraine

  • Migraine

https://medlineplus.gov/migraine.html

  • Migraine

https://www.healthdirect.gov.au/migraine

  • Migraine Headaches

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/headache/migraineheadaches

  • Migraine vs. Headache: How to Tell the Difference

https://www.pennmedicine.org/updates/blogs/health-andwellness/2019/november/migraines-vs-headaches

  • The effect of Ginkgo biloba on functional outcome of patients with acute ischemic stroke: a double-blind, placebo-controlled, randomized clinical trial

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23871729/

  • Ginkgo biloba

https://www.mountsinai.org/health-library/herb/ginkgo-biloba

Chia sẻ bài viết ...
Lê Thị Mai

Thạc sĩ – Dược sĩ – Giảng viên Lê Thị Mai có 9 năm kinh nghiệm trong dược lâm sàng cũng như lĩnh vực nhiều lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, trong đó chuyên sâu nhất về thuốc kháng sinh, bệnh học tổng quan, đái tháo đường và ung thư ung bướu.


Thẻ của bài viết: ,

có thể bạn quan tâm

Loading...
842838123166