(16-08-2022)
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai
Nội Dung Bài Viết
1/3 dân số không cảm thấy thỏa mãn với giấc ngủ của mình và mất ngủ là một trong những loại rối loạn giấc ngủ phổ biến nhất. Bạn có đang trải qua tình trạng này không? Vậy mất ngủ thực sự là gì? Nguyên nhân từ đâu và nó gây ra những ảnh hưởng gì đến cuộc sống của bạn? Tham khảo thông tin về tình trạng này qua bài viết sau ngay!
Trên thế giới có đến khoảng 1/3 dân số không cảm thấy thỏa mãn với giấc ngủ của mình. Khi tình trạng này bao gồm một số dấu hiệu nhất định, sẽ được chẩn đoán là chứng mất ngủ – một trong những loại rối loạn giấc ngủ phổ biến nhất.
Chứng mất ngủ làm người mắc phải khó vào giấc, khó duy trì giấc ngủ. Do vậy mà người bị mất ngủ thường thức dậy nửa đêm và không thể ngủ lại. Cũng vì thế mà họ luôn cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Tình trạng này không chỉ làm suy giảm năng lượng và tâm trạng của bạn mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến tổng quan sức khỏe, chất lượng công việc và cuộc sống của bạn. Vì thế việc điều trị chứng mất ngủ vô cùng quan trọng!
Đôi khi, nhiều người trưởng thành gặp phải chứng mất ngủ cấp tính (ngắn hạn), kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần. Đây có thể là kết quả của căng thẳng hoặc một sự việc gây sang chấn tâm lý… Nhưng những người gặp tình trạng này lâu hơn 1 tháng, rất có thể họ đang gặp chứng mất ngủ mãn tính. Nguyên nhân có thể do chính chứng này gây ra hoặc một số bệnh lý khác và tác dụng phụ của thuốc…
Đừng tạo áp lực cho chính mình mỗi khi đặt lưng xuống giường nghỉ ngơi! Thay vào đó, bạn có thể thử thay đổi một số thói quen sinh hoạt thường nhật để giúp cải thiện tình trạng này.
Nếu bạn thường gặp phải những dấu hiệu dưới đây, rất có thể bạn đang mắc chứng này:
Mỗi người sẽ cần thời lượng giấc ngủ khác nhau, trung bình:
Mất ngủ cấp tính (ngắn hạn) liên quan đến việc khó vào giấc và một số dấu hiệu tương tự tình trạng mất ngủ mãn tính. Tuy nhiên, những vấn đề này thường chỉ kéo dài ít hơn 1 tháng, xảy ra không quá 3 lần/tuần. Khoảng 15 – 20% người trưởng thành gặp tình trạng này mỗi năm.
Chứng mất ngủ cấp tính thường do các tác nhân bên ngoài gây ra như căng thẳng, sang chấn tâm lý (trauma)… Những người dễ tỉnh giấc (light sleepers) thường dễ mắc chứng mất ngủ cấp tính hơn những người khác.
Khi tình trạng này diễn ra liên tục trong nhiều tháng thì được xác định là chứng mất ngủ kinh niên (mãn tính).
Tương tự, chứng mất ngủ kinh niên liên quan đến một số khó khăn về giấc ngủ. Ngoài ra còn dẫn đến một số dấu hiệu khác vào ban ngày. Những dấu hiệu này bao gồm mệt mỏi, suy giảm khả năng tập trung… xảy ra ít nhất 3 ngày/tuần, kéo dài hơn 1 tháng và tái diễn nhiều năm. Có khoảng 10% dân số mắc chứng mất ngủ kinh niên này.
Người mắc chứng mất ngủ kinh niên thường cảm thấy căng thẳng vì không thể ngủ được. Ngoài ra, họ còn căng thẳng vì tác động của nó đến các sinh hoạt vào ban ngày như học tập, làm việc, cuộc sống xã hội và gia đình…
Trong một số trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chẩn đoán một người mắc chứng mất ngủ nếu họ có những vấn đề nghiêm trọng về giấc ngủ nhưng không thuộc các dấu hiệu của chứng mất ngủ cấp tính – mãn tính. Do còn nhiều điều không rõ ràng về tình trạng này nên việc chẩn đoán này ít khi xảy ra.
Chứng mất ngủ mãn tính thường là hậu quả do căng thẳng, những sự việc hoặc thói quen làm gián đoạn giấc ngủ. Điều trị các nguyên nhân này có thể giúp giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, một số người có thể gặp tình trạng này trong nhiều năm liền.
Mất ngủ thường do nhiều yếu tố cộng hưởng gây ra. Nhưng một nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiều người bị mất ngủ là do một số kích thích sinh lý xảy ra vào thời điểm không phù hợp như nhịp tim tăng, nhiệt độ cơ thể cao, lượng cortisol tăng… Từ đó gây ra sự gián đoạn trong giấc ngủ.
Chứng mất ngủ ngắn hạn thường là dấu hiệu tiềm ẩn của mất ngủ mãn tính. Khi tình trạng này trở thành một vòng lặp khó phá vỡ của lo lắng – trằn trọc – mất ngủ thì chất lượng giấc ngủ sẽ ngày càng suy giảm.
Chứng mất ngủ mãn tính dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe tổng quát hơn. Khi gặp tình trạng này kéo dài, bạn có nguy cơ gây tai nạn và bị thường cao hơn do thiếu tỉnh táo. Ngoài ra, tình trạng này còn dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như cao huyết áp và trầm cảm…
Giấc ngủ quan trọng với sức khỏe không kém gì chế độ ăn và hoạt động thể chất. Bất cứ lý do gì khiến bạn mất ngủ đều đưa đến những tác động tiêu cực cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Người bị mất ngủ cho biết chất lượng giấc ngủ thấp đồng nghĩa với chất lượng cuộc sống suy giảm.
Thay đổi các thói quen ngủ và xử lý các nguyên nhân gây mất ngủ như căng thẳng, tác dụng phụ của thuốc… có thể giúp cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên, nếu những biện pháp này không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định bạn tham gia một số bài trị liệu hoặc sử dụng thuốc trị mất ngủ, thậm chí là kết hợp 2 phương pháp này.
Một số liệu pháp trị mất ngủ:
Nguồn tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/insomnia/symptoms-causes/syc-20355167
https://www.nhs.uk/conditions/insomnia/
https://www.sleepfoundation.org/insomnia
https://health.clevelandclinic.org/are-long-naps-bad-for-you-and-if-so-why/
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2924526/
Thạc sĩ – Dược sĩ – Giảng viên Lê Thị Mai có 9 năm kinh nghiệm trong dược lâm sàng cũng như lĩnh vực nhiều lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, trong đó chuyên sâu nhất về thuốc kháng sinh, bệnh học tổng quan, đái tháo đường và ung thư ung bướu.
Thẻ của bài viết: bệnh mất ngủ, mất ngủ
Loading...