Giloba

Chứng bệnh mất trí nhớ – Những điều cần biết

Bạn có thể biết đến chứng bệnh mất trí nhớ thông qua phim ảnh, tiểu thuyết được miêu tả bằng những trường hợp quên hết một phần hay toàn bộ ký ức, thậm chí là cả danh tính của bản thân. Thực tế thì chứng bệnh này có nhiều dạng khác nhau, do nhiều nguyên nhân gây nên.

Chứng bệnh mất trí nhớ không chỉ đơn giản là đãng trí, hay quên thường thấy. Đó là một tình trạng nghiêm trọng hơn khiến bạn quên đi những ký ức quan trọng mà thông thường không dễ dàng quên mất, như những ngày trọng đại, đáng nhớ, những người thân thiết nhất trong cuộc sống, những kiến thức căn bản đã được học.

Ví dụ như bạn quên những gì mà vợ/chồng nhờ mua khi đi siêu thị là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn quên mất mình đã kết hôn rồi thì có thể là dấu hiệu của bệnh mất trí nhớ.

Để tìm hiểu rõ hơn về chứng bệnh này, hãy cùng đọc tiếp bài viết sau đây.

Bệnh mất trí nhớ là gì?

Chứng mất trí nhớ là tình trạng bị mất đi các ký ức, như các sự kiện, thông tin và trải nghiệm của bản thân. Mặc dù trong phim ảnh hay các tiểu thuyết thường xây dựng những trường hợp mất trí nhớ đến mức quên cả danh tính của mình nhưng sự thật thì điều đó rất hiếm xảy ra ở thực tế.

Người bệnh vẫn nhận thức được mình là ai, chỉ có điều họ sẽ gặp khó khăn khi cố khơi gợi lại ký ức cũ hay ghi nhận, hình thành ký ức mới. Khác với bệnh mất trí nhớ tạm thời, chứng mất trí nhớ có thể vĩnh viễn.

Chứng bệnh này còn được phân chia thành nhiều loại:

Thời gian bệnh cũng có thể khác nhau:

Nguyên nhân gây bệnh mất trí nhớ

Mất trí nhớ có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Trong não bộ, rất nhiều vùng sẽ hoạt động để giúp hình thành và truy xuất những ký ức của bạn. Nếu có vấn đề xảy ra ở một trong những vùng này sẽ ảnh hưởng đến trí nhớ.

Chứng bệnh này có thể xảy ra sau khi có tổn thương trên não bộ, do:

Đôi khi, các vấn đề sức khỏe tâm thần cũng có thể gây ra chứng mất trí nhớ, như:

Mất trí nhớ cũng có khả năng là dấu hiệu của sa sút trí tuệ – chứng bệnh có ảnh hưởng đến suy nghĩ, ngôn ngữ, khả năng phán đoán và hành vi. Một số loại sa sút trí tuệ phổ biến liên quan đến chứng mất trí nhớ, nhất là ở người già gồm:

Một số nguyên nhân khác có thể kể đến là:

Triệu chứng thường gặp khi bị mất trí nhớ

Hai đặc trưng chính trong chứng mất trí nhớ, được dùng để phân loại chứng bệnh này là:

Hầu hết người bệnh đều gặp vấn đề với trí nhớ ngắn hạn khiến việc lưu trữ thông tin mới khó khăn hơn.

Tình trạng mất trí nhớ nói riêng không ảnh hưởng gì đến trí thông minh, kiến thức chung, nhận thức, thời gian tập trung, khả năng phán đoán, tính cách hay nhân dạng. Người bệnh vẫn có thể hiểu được khi đọc hoặc nghe, học các kỹ năng như lái xe, chơi đàn…

Đó cũng là điểm khác biệt với chứng sa sút trí tuệ. Sa sút trí tuệ bao gồm cả mất trí nhớ kèm theo các vấn đề về nhận thức khác, tác động đến các hoạt động hàng ngày.

Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp khác của chứng bệnh này gồm:

Bởi vì tổn thương não có thể là nguyên nhân chính của chứng mất trí nhớ này nên bạn cần phải thực hiện các biện pháp giảm thiểu nguy cơ. Bạn nên:

Đối tượng dễ mắc bệnh mất trí nhớ

Hiện nay tình trạng suy giảm trí nhớ nghiêm trọng có thể xảy ra với bất kỳ ai và ở mọi độ tuổi. Tuy nhiên, bệnh mất trí nhớ sẽ được chia thành 2 nhóm người tiêu biểu đó là người cao tuổi và người trẻ.

Điều trị chứng mất trí nhớ như thế nào?

Mất trí nhớ có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như chấn thương sọ não, chứng sa sút trí tuệ do thoái hóa, động kinh, chấn thương tâm lý, căng thẳng kéo dài,… Để điều trị được căn bệnh này, bác sĩ cần chẩn đoán được nguyên nhân gây ra và lên kế hoạch chữa trị tương ứng.

Một số phương pháp điều trị bệnh mất trí nhớ:

Cách phòng ngừa mất trí nhớ

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng bổ sung thêm một số thuốc có tác dụng bảo vệ các tế bào thần kinh, làm giảm viêm và thoái hóa tế bào thần kinh. Một hoạt chất phổ biến dùng trong các sản phẩm “bổ não” là chiết xuất từ bạch quả (Ginkgo biloba). Với các thành phần hóa thực vật có khả năng chống oxy hóa mạnh, trung hòa các gốc tự do, Ginkgo biloba được nghiên cứu và sử dụng nhiều trong các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe não bộ.

Tuy vậy, không phải sản phẩm nào có chiết xuất từ loại dược liệu này cũng đều đem đến hiệu quả như nhau. Do các phân tử trong dược liệu thường có kích thước lớn, khó hấp thu vào máu nên nếu không được bào chế dưới dạng đặc biệt sẽ khó có sinh khả dụng cao.

Để khắc phục vấn đề đó, công nghệ Phytosome từ Ý đã giúp thuốc có chiết xuất Ginkgo biloba dễ dàng đi vào máu và tăng khả năng hấp thu. Do đó, nếu muốn dùng thêm thuốc bổ não để ngăn ngừa chứng suy giảm trí nhớ liên quan đến sa sút trí tuệ ở người già, hãy thử tham khảo các sản phẩm từ Ginkgo biloba với công nghệ Phytosome tiên tiến.


Nguồn tham khảo:

Amnesia.

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/amnesia/symptoms-causes/syc20353360

What is amnesia and how is it treated?

https://www.medicalnewstoday.com/articles/9673

Amnesia

https://www.msdmanuals.com/professional/neurologic-disorders/function-and-dysfunction-of-the-cerebral-lobes/amnesias

Exit mobile version