Giloba

Bệnh đãng trí nguy hiểm như thế nào? Có cách điều trị không?

Bệnh đãng trí có nguy hiểm không? Bệnh đãng trí có phải là một vấn đề nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào mức độ và các triệu chứng khác kèm theo. Nếu tình trạng này liên quan đến một bệnh lý tiềm ẩn thì phải có cách điều trị phù hợp. Nếu đó chỉ là một phần của quá trình lão hóa, trí nhớ có thể được cải thiện bằng nhiều cách khác.

Đãng trí, hay quên chắc hẳn là tình trạng mà ai cũng từng trải qua vài lần. Theo tuổi tác, vấn đề này cũng thường xảy ra hơn và khiến nhiều người lo lắng, nhất là khi chưa đến độ tuổi quá lớn. Vậy đãng trí có nguy hiểm không? Làm sao để điều trị và cải thiện được trí nhớ tốt lên? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Bệnh đãng trí là gì?

Bệnh đãng trí hay quên là tình trạng gặp phải khó khăn trong việc ghi nhớ. Điều này xảy ra do có những thay đổi trong não bộ. Thực chất, đãng trí không được xem là một căn bệnh mà có thể là một phần bình thường trong quá trình lão hóa, nhưng cũng có khả năng là triệu chứng của một bệnh lý nào đó. Những người gặp phải tình trạng này thường khó truy xuất lại những thông tin, sự kiện đã biết hoặc khó ghi nhớ, học tập hay hình thành ký ức mới.

Ở phụ nữ, đôi khi chứng đãng trí, mất tập trung, hay quên còn xảy ra khi mang bầu hoặc sau sinh. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ đáng chú ý với chính bản thân người phụ nữ và những người thân quen với họ, ít gây ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.

Việc xác định được nguyên nhân cơ bản dẫn đến chứng đãng trí hay quên là điều quan trọng nhất để điều trị hiệu quả. Nếu các vấn đề trí nhớ có vẻ tiến triển nhanh chóng, dai dẳng hay xuất hiện đột ngột sau chấn thương đầu kèm theo những triệu chứng đáng lo ngại khác, bạn hãy tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán rõ ràng vấn đề đang gặp phải.

Những đối tượng nào có thể bị đãng trí?

Vì đãng trí, hay quên thường phát triển cùng sự lão hóa nên người cao tuổi là đối tượng dễ mắc phải nó nhất. Tuy nhiên, chứng đãng trí ở người trẻ tuổi hơn cũng có thể xảy ra do nhiều lý do tác động đến.

Những người có nguy cơ cao bị đãng trí, mất tập trung bao gồm:

Nếu tình trạng này gây ra ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, công việc của bạn, hãy đến gặp bác sĩ để tìm hiểu rõ về nguyên nhân để có cách cải thiện, điều trị. Bên cạnh đó, bạn hãy thử thay đổi lối sống lành mạnh hơn, cân bằng cảm xúc hay thay đổi một số loại thuốc đang sử dụng (dưới sự tư vấn của bác sĩ).

Nguyên nhân nào dẫn đến đãng trí mau quên?

Đãng trí, hay quên là một phần bình thường của quá trình lão hóa mặc dù lý do tại sao điều này xảy ra vẫn chưa được hiểu rõ. Tình trạng này cũng có thể do nhiều bệnh lý khác gây nên, chẳng hạn như sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer. Ngoài ra, chấn thương đầu, thiếu vitamin, bệnh mạn tính, khối u ở não, tác dụng phụ của một số loại thuốc, nhiễm trùng não, đột quỵ hay thậm chí là lo âu, trầm cảm cũng có khả năng gây ra chứng đãng trí.

Các nguyên nhân liên quan đến thần kinh

Nhiều bệnh lý thần kinh có thể biểu hiện bởi chứng đãng trí, mất tập trung, hay quên, như:

Các nguyên nhân khác

Đãng trí cũng có khi xuất hiện do một số nguyên nhân khác, bao gồm:

Bệnh đãng trí có nguy hiểm hay không?

Chứng đãng trí thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng hay đe dọa tính mạng nhưng một số nguyên nhân gây ra tình trạng đó cần phải can thiệp điều trị ngay. Nếu vấn đề trí nhớ này diễn tiến chậm theo thời gian, độ tuổi và không quá nghiêm trọng thì có thể chỉ là một phần của quá trình lão hóa. Ngược lại, khi chứng đãng trí xuất hiện đột ngột hay phát triển nhanh chóng, bạn cần đến gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân ngay.

Tình trạng hay quên liên quan đến một bệnh lý nghiêm trọng mà không được điều trị sớm có thể gây ra những biến chứng nặng nề và tổn thương vĩnh viễn. Các hệ quả có khả năng xảy ra nếu không điều trị đúng bệnh lý đang mắc phải gây ảnh hưởng đến trí nhớ gồm:

Điều trị tình trạng bệnh đãng trí hay quên như thế nào?

Nếu bạn hay bất kỳ thành viên nào trong gia đình có biểu hiện đãng trí thường xuyên, đáng chú ý, hãy chủ động tìm gặp bác sĩ. Sau khi xác định được nguyên nhân, bạn mới có cách điều trị tình trạng đãng trí, hay quên hiệu quả.

Các vấn đề về trí nhớ do trầm cảm, tác dụng phụ của thuốc hay ảnh hưởng tâm lý có thể được điều trị và dễ cải thiện nhận thức hơn. Với trường hợp ảnh hưởng từ các rối loạn trong não bộ như bệnh Alzheimer thì khó có thể phục hồi khả năng ghi nhớ, nhận thức nhưng vẫn hạn chế được các triệu chứng tiến triển nếu điều trị từ sớm. Và những người có vấn đề về trí nhớ nên tái khám định kỳ từ 6-12 tháng một lần để theo dõi, đánh giá chức năng não bộ thường xuyên.

Ngoài ra, bạn có thể thử dùng thêm sản phẩm hỗ trợ suy tuần hoàn não và giảm trí nhớ như Ginkgo biloba (chiết xuất từ lá bạch quả), với ứng dụng công nghệ Phytosome hiện đại sẽ giúp tăng khả năng hấp thu và vận chuyển hoạt chất tới mô đích.


Người dùng tìm kiếm: bệnh đãng trí ở người già


Nguồn tham khảo:

1. Forgetfulness.

https://www.healthgrades.com/right-care/symptoms-and-conditions/forgetfulness

2. Does “baby brain” really exist?

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/expert-answers/baby-brain/faq-20057896

3. 7 common causes of forgetfulness.

https://www.health.harvard.edu/blog/7-common-causes-of-forgetfulness-201302225923

4. Memory, Forgetfulness, and Aging: What’s Normal and What’s Not?

https://www.nia.nih.gov/health/memory-forgetfulness-and-aging-whats-normal-and-whats-not.

Exit mobile version