Giloba

Bệnh Alzheimer là gì? Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

Bệnh Alzheimer được biết đến là căn bệnh liên quan đến não bộ thường gặp ở người già. Tình trạng bệnh thường diễn tiến trong 3 giai đoạn từ suy giảm trí nhớ đến các mức độ nghiêm trọng hơn. Nếu kéo dài, bệnh Alzheimer có thể dẫn đến sa sút trí tuệ và các biến chứng khác thậm chí là tử vong khi không được điều trị kịp thời. Vậy có những dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh Alzheimer như thế nào? Mời bạn tham khảo chi tiết về bệnh Alzheimer trong phần nội dung bên dưới đây.

Alzheimer là bệnh gì?

Alzheimer là một bệnh tổn thương hệ thần kinh, ảnh hưởng đến trí nhớ, suy nghĩ và hành vi. Các triệu chứng có thể tiến triển đến mức nghiêm trọng và gây nên nhiều cản trở trong sinh hoạt và đời sống hàng ngày. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng Alzheimer là một bệnh lý liên quan đến chứng rối loạn thần kinh tiến triển gây ra tình trạng não bị thu nhỏ (teo não) và các tế bào não dần chết đi. Có khoảng 5,8 triệu người ở Hoa Kỳ từ 65 tuổi trở lên sống chung với bệnh Alzheimer.

Căn bệnh này sẽ trầm trọng theo thời gian và có thể dẫn đến tử vong. Trong giai đoạn đầu, suy giảm trí nhớ là một trong các biểu hiện nhẹ của bệnh. Khi người bệnh Alzheimer ở vào giai đoạn cuối, các khả năng liên quan đến ứng xử, giao tiếp và trò chuyện sẽ mất dần.

Hiện nay tại Hoa Kỳ, bệnh Alzheimer là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ sáu. Trung bình,một người mắc bệnh Alzheimer có thể sống từ 4 đến 8 năm sau khi được chẩn đoán. Nhưng nếu người bệnh phát hiện sớm và điều trị kịp thời cùng với sự chăm sóc của người thân, bệnh nhân có thể sống lâu hơn 20 năm.

Những triệu chứng của bệnh Alzheimer

Triệu chứng bệnh Alzheimer ở giai đoạn đầu

Trong giai đoạn này sẽ xuất hiện một số triệu chứng nhẹ liên quan đến trí nhớ và tâm trạng như:

Khi quan sát được bố mẹ hoặc người thân có những biểu hiện bên trên, bạn nên đưa họ đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác nhất. Nếu phát hiện bệnh Alzheimer ở giai đoạn đầu, quá trình điều trị sẽ đạt hiệu quả cao hơn cho người bệnh.

Dấu hiệu của bệnh Alzheimer ở mức độ trung bình

Triệu chứng bệnh Alzheimer ở giai đoạn cuối

Những người bị bệnh Alzheimer ở giai đoạn cuối sẽ xuất hiện những triệu chứng cực kỳ trầm trọng như không thể giao tiếp, mất nhận nhất hoàn toàn và phải phụ thuộc vào sự chăm sóc của người khác. Các triệu chứng cụ thể của Alzheimer trong giai đoạn này thường bao gồm:

XEM THÊM: Triệu chứng bệnh Alzheimer theo từng giai đoạn

Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh Alzheimer?

Nguyên nhân bệnh Alzheimer được xác định là do tuổi tác ngày càng tăng và đa phần những người mắc bệnh Alzheimer đều ở độ tuổi từ 65 trở lên. Khoảng 200.000 người Mỹ dưới 65 tuổi mắc bệnh Alzheimer khởi phát trẻ hơn.

Tuy nhiên, các nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng quá trình lão hóa bình thường ở não bộ sẽ không dẫn đến bệnh Alzheimer. Bộ não có 100 tỷ tế bào thần kinh (neuron). Mỗi tế bào thần kinh kết nối với nhiều tế bào khác để tạo thành mạng lưới liên lạc. Các nhóm tế bào thần kinh có những công việc đặc biệt. Một số tham gia vào việc suy nghĩ, học hỏi và ghi nhớ. Một số khác giúp chúng ta nhìn, nghe và ngửi.

Để thực hiện công việc của mình, các tế bào não hoạt động giống như những nhà máy nhỏ bé. Các nhà khoa học tin rằng bệnh Alzheimer là tác nhân làm ngăn cản các bộ phận của nhà máy tế bào hoạt động tốt.

Nguyên nhân chính xác của bệnh Alzheimer vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Nhưng ở mức độ cơ bản, các protein trong não không hoạt động bình thường, làm gián đoạn hoạt động của các tế bào não (tế bào thần kinh) và gây ra một loạt các rối loạn. Các tế bào thần kinh bị tổn thương, mất kết nối với nhau và cuối cùng chết đi.

Các nhà khoa học tin rằng đối với hầu hết mọi người, bệnh Alzheimer là do sự kết hợp của các yếu tố như: di truyền, lối sống và môi trường ảnh hưởng đến não bộ theo thời gian. Có ít hơn 1% trường hợp bệnh Alzheimer là do di truyền. Những trường hợp hiếm gặp này thường khiến bệnh khởi phát ở tuổi trung niên.

Các nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer là gì?

Tuổi tác

Tuổi tác ngày càng tăng là yếu tố nguy cơ lớn nhất được biết đến đối với bệnh Alzheimer. Bệnh Alzheimer không phải là một phần của quá trình lão hóa bình thường, nhưng khi bạn già đi, khả năng mắc bệnh Alzheimer sẽ tăng lên.

Di truyền từ gia đình

Một người sẽ có nguy cơ mắc bệnh  cao hơn nếu trong gia đình, dòng họ có người từng bị Alzheimer.

Hội chứng Down

Nhiều người bị hội chứng Down phát triển thành bệnh Alzheimer. Điều này có thể liên quan đến nhiễm sắc thể 21 của bộ gen dẫn đến việc tạo ra beta-amyloid – các mảng xơ nhỏ ngăn cản đường dẫn truyền tín hiệu từ tế bào này sang tế bào khác. Người mắc bệnh Down sẽ xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Alzheimer sớm hơn từ 10 đến 20 năm so với người bình thường.

Giới tính

Theo các cuộc thống kê, phần lớn bệnh Alzheimer xuất hiện ở nữ nhiều hơn nam. Nguyên nhân có thể liên quan đến vấn ở tuổi thọ nữ sống lâu hơn nam.

Suy giảm nhận thức mức độ nhẹ

Suy giảm nhận thức nhẹ (MCI) là sự suy giảm trí nhớ, các kỹ năng tư duy của một người nhưng không làm ảnh hưởng quá mức đến việc sinh hoạt sống hằng ngày. Tuy nhiên, các MCI thể mất trí nhớ thường là dấu hiệu khởi phát lâm sàng những năm đầu tiên của bệnh Alzheimer.

Chấn thương đầu

Những người từng bị chấn thương đầu nặng có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn. Một số nghiên cứu lớn cho thấy ở những người từ 50 tuổi trở lên bị chấn thương sọ não (TBI) dẫn đến nguy cơ mất trí nhớ và bệnh Alzheimer tăng lên.

Ô nhiễm không khí

Các nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng sự ô nhiễm không khí có thể làm tăng tốc độ thoái hóa của hệ thần kinh. Và các nghiên cứu trên người đã phát hiện ra rằng việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí – đặc biệt là từ khí thải giao thông và đốt củi – có liên quan đến nguy cơ suy giảm nhớ cao hơn.

Uống quá nhiều rượu

Sử dụng một lượng lớn rượu bia sẽ khiến cho cơ thể bị thiếu hụt vitamin B1 trầm trọng sẽ gây ức chế dân thần kinh dẫn đến rối loạn về trí nhớ. Uống rượu bia quá nhiều sẽ làm tăng nhanh quá trình lão hóa của cả cơ thể trong đó có não bộ. Chính vì thế, nếu bạn lạm dụng quá nhiều rượu bia lúc còn trẻ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer khi về già.

Thức khuya trong thời gian dài

Duy trì nhịp sinh học của cơ thể là cách giúp não bộ và cả cơ thể thư giãn. Những ai mắc phải các vấn đề này sẽ làm cho trí nhớ bị suy giảm và làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

Thói quen sinh hoạt và tình trạng sức khỏe

Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố liên quan đến lối sống hằng ngày và các bệnh nền cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

Các biến chứng của bệnh Alzheimer

Khi bệnh Alzheimer đến giai đoạn cuối, những thay đổi của não bắt đầu ảnh hưởng đến các chức năng thể chất:

Bệnh Alzheimer có thể điều trị như thế nào?

Hiện nay, bệnh Alzheimer vẫn chưa có cách chữa trị triệt để, các phương pháp y tế  hiện có chỉ có thể điều trị các triệu chứng của bệnh. Mặc dù không thể chữa hết bệnh Alzheimer nhưng chúng ta có thể ngăn bệnh tình tiến triển xấu đi bằng cách làm chậm quá trình lão hóa của não bằng cách sử dụng thuốc uống và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Vậy người bệnh Alzheimer nên uống thuốc gì? Bạn có thể tham khảo và sử dụng Ginkgo Biloba, một chiết xuất từ Bạch quả. Ginkgo Biloba với các thành phần chính bao gồm Flavonoids, Terpenoids (Ginkgolides và Bilobalide) và các axit hữu cơ khác nhau. Chiết xuất tiêu chuẩn thường chứa 24% Flavonoid và 6% Terpenoids.

Tuy nhiên, khi sản xuất các dạng sản phẩm bào chế đặc biệt sẽ rất khó hấp thu, hiệu quả điều trị không cao. Sản phẩm Gingko biloba kết hợp với công nghệ bào chế Phytosome từ Ý ra đời nhằm khắc phục những yếu này. Một số điểm mạnh khi sử dụng viên nang Gingko Biloba Phytosome bao gồm:

Bạn có thể chuẩn bị sẵn viên nang Ginkgo Biloba Mega We Care công nghệ Ý này tại nhà và tham khảo cho người bệnh sử dụng mỗi ngày 01 viên. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn cũng nên đưa người bệnh đi thăm khám và chờ sự chỉ định từ bác sĩ nhé.

Chăm sóc bệnh nhân Alzheimer như thế nào?

Bên cạnh việc điều trị tại bệnh viện người bị bệnh Alzheimer đặc biệt cần sự quan tâm chăm sóc từ phía gia đình. Khi có người thân mắc bệnh, bạn có thể vừa kết hợp điều trị bệnh cho người thân vừa phòng ngừa Alzheimer cho cả nhà bằng những cách như sau:

Ngoài ra, bạn cũng nên tự chuẩn bị trước một số vật dụng cần thiết tại nhà để đảm bảo có thể chăm sóc tốt nhất cho người bệnh như:

Cách phòng tránh bệnh Alzheimer

Vì nguyên nhân chính xác của bệnh Alzheimer vẫn chưa được các nhà khoa học tìm hiểu rõ nên vẫn chưa có phương pháp nhất định để ngăn chặn tình trạng này. Nhưng một lối sống lành mạnh có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. Dưới đây sẽ là những điều bạn nên thực hiện để xây dựng sức khỏe vững vàng và bảo vệ não bộ.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và chứng sa sút trí tuệ do mạch máu. Bạn có thể giảm nguy cơ phát triển các tình trạng này – cũng như các vấn đề nghiêm trọng khác, chẳng hạn như đột quỵ và đau tim, bằng cách thực hiện các bước để cải thiện sức khỏe tim mạch của bạn.

Bao gồm:

Giữ tinh thần và hoạt động xã hội

Có một số bằng chứng cho thấy rằng tỷ lệ sa sút trí tuệ thấp hơn ở những người thường xuyên tham gia các hoạt động về mặt tinh thần và xã hội. Bạn thể áp dụng một số phương pháp dưới đây để giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và các loại sa sút trí tuệ khác:

Một số câu hỏi thường gặp về bệnh Alzheimer

Bệnh Alzheimer sống được bao lâu?

Có rất nhiều yếu tố quyết định thời gian sống của bệnh nhân Alzheimer bao gồm độ tuổi, giai đoạn bệnh và cách thức điều trị.

Trung bình, sau khi được chẩn đoán mắc Alzheimer, bệnh nhân có thể sống tiếp từ 3 – 11 năm. Trong trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán muộn ở độ tuổi từ 80 – 90 thì thời gian sống có thể kéo dài từ 8 – 10 năm hoặc ít hơn. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp bệnh nhân Alzheimer có thể sống hơn 20 năm. Một số yếu tố nguy cơ như cao huyết áp, viêm phổi, mất nước, té ngã và tình trạng nhiễm trùng cũng khiến bệnh Alzheimer tiến triển nhanh hơn.

Bệnh Alzheimer có chữa được không?

Alzheimer là một chứng bệnh phức tạp và hiện vẫn chưa có bất cứ loại thuốc hay phương pháp điều trị dứt điểm nào cho chứng bệnh này. Tuy nhiên, trong những năm gần đây đã có nhiều tiến bộ trong việc nhận biết Alzheimer và những phương pháp thử nghiệm mới cho chứng bệnh này. Ngoài ra, vẫn có những loại thuốc được sử dụng để giảm nhẹ các triệu chứng một cách tạm thời.

Bệnh Alzheimer có xuất hiện ở giới trẻ không?

Alzheimer thường xảy ra phổ biến ở người lớn tuổi, tuy nhiên vẫn có thể xảy ra với đối tượng trong khoảng 30 – 40 tuổi. Nhưng chỉ có khoảng 5 – 6% bệnh nhân Alzheimer được xác nhận mắc bệnh trước 65 tuổi. Khi một người dưới 65 tuổi được chẩn đoán bị Alzheimer thì được xem là đối tượng mắc bệnh sớm.


Người dùng tìm kiếm: triệu chứng bệnh alzheimer, bệnh đãng trí của người già


Nguồn tham khảo:

What Are the Signs of Alzheimer’s Disease?

https://www.nia.nih.gov/health/what-are-signs-alzheimers-disease

10 Early Signs and Symptoms of Alzheimer’s

https://www.alz.org/alzheimers-dementia/10_signs

What is Alzheimer’s Disease?

https://www.alz.org/alzheimers-dementia/what-is-alzheimers

Alzheimer’s disease

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/alzheimers-disease/symptomscauses/syc-20350447

Alzheimer’s stages: How the disease progresses

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/alzheimers-disease/in-depth/alzheimers-stages/art-20048448 

The later stage of dementia

https://www.alzheimers.org.uk/about-dementia/symptoms-and-diagnosis/how-dementia-progresses/later-stages-dementia 

How Is Alzheimer’s Disease Treated?

https://www.nia.nih.gov/health/how-alzheimers-disease-treated 

Early-Onset Alzheimer’s Disease

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/alzheimers-disease/earlyonset-alzheimer-disease 

Exit mobile version