Giloba

Xuất huyết não có chữa được không? Khả năng hồi phục như thế nào?

Xuất huyết não có chữa được không? Quá trình và thời gian phục hồi sau xuất huyết não ở mỗi người khác nhau và phụ thuộc nhiều yếu tố. Xuất huyết não là tình trạng chảy máu đột ngột, dẫn đến dòng chảy của máu xung quanh hoặc bên trong não bị gián đoạn và các tế bào não sẽ chết dần do sự thiếu hụt oxy. Xuất huyết não có thể cản trở chức năng của não và đe dọa tính mạng của người bệnh nếu như không được điều trị kịp thời.

Trong bài viết bên dưới, hãy cùng đi tìm câu trả lời cho những vấn đề xoay quanh căn bệnh nguy hiểm này như:

1. Bị xuất huyết não có chữa được không?

Câu trả lời dành cho câu hỏi “xuất huyết não có trị được không?” là có và bằng chứng là nhiều bệnh nhân đã trải qua xuất huyết não vẫn sống sót. Tuy nhiên, tỷ lệ sống sót sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

Một khi tế bào não chết đi sẽ không được tái sinh, vậy nên, xuất huyết não được cấp cứu y tế và điều trị càng sớm sẽ càng để lại ít biến chứng.

2. Những phương pháp giúp phục hồi hiệu quả cho người bị xuất huyết não

Thời gian phục hồi sau điều trị dành cho người bị xuất huyết não

Xuất huyết não có thể ngăn cản các tế bào thần kinh giao tiếp với các bộ phận khác của cơ thể và phục hồi chức năng bình thường. Vậy nên, tùy thuộc vào vị trí xuất huyết và tổn thương xảy ra, một số biến chứng có thể để lại như:

Quá trình phục hồi sẽ mất khoảng vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí vài năm tùy theo mức độ nghiêm trọng của xuất huyết và các biến chứng mà cơn xuất huyết để lại. Vì vậy, thời gian phục hồi của xuất huyết não là cá nhân hóa và mỗi người bệnh sẽ có một tốc độ phục hồi của riêng mình.

Phương pháp được sử dụng để điều trị xuất huyết não

Điều trị sớm

Bao gồm ổn định huyết áp và nhịp thở. Máy trợ thở có thể được chỉ định sử dụng để đảm bảo cung cấp đủ oxy cho não và các cơ quan khác. Ngoài ra, các bác sĩ sẽ luôn theo dõi các chỉ số như nhịp tim, nồng độ oxy trong máu hoặc áp lực bên trong hộp sọ.

Phẫu thuật

Thủ thuật được sử dụng sẽ dựa trên nguyên nhân, kích thước và vị trí xuất huyết. Tuy nhiên, không phải ai bị xuất huyết cũng cần phải phẫu thuật. Sau đây là một số phẫu thuật có thể được chỉ định:

Sử dụng thuốc

Nhiều loại thuốc khác nhau có thể được sử dụng để giúp giảm sưng quanh vùng xuất huyết, giữ huyết áp ở mức tối ưu và ngăn ngừa co giật. Nếu bệnh nhân tỉnh lại, có thể cần dùng thuốc giảm đau. Đối với một số bệnh nhân gặp phải tình trạng khó nuốt, chất dinh dưỡng và chất lỏng có thể được truyền qua tĩnh mạch (tiêm tĩnh mạch) hoặc ống nuôi trong dạ dày (ống thông dạ dày)

Phương pháp giúp phục hồi sau điều trị xuất huyết não

Các phương pháp phục hồi sẽ giúp người bệnh lấy lại được các chức năng cần thiết cho cuộc sống hàng ngày và ngăn ngừa xuất huyết não xảy ra lần nữa. Một số phương pháp phục hồi được áp dụng là:

Vật lý trị liệu

Các bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp bệnh nhân thực hành thường xuyên, lặp đi lặp lại các hoạt động ở những bên bị suy yếu như cánh tay, chân.. Điều này có thể dẫn đến những thay đổi tích cực trong não bộ và hỗ trợ phục hồi chức năng vận động.

Liệu pháp ngôn ngữ hoặc các hình thức giao tiếp thay thế

Các bài tập trị liệu về ngôn ngữ có thể giúp người bệnh nói năng tự nhiên hơn, đọc rõ chữ hoặc giúp người nghe hiểu rõ hơn về những gì người bệnh muốn truyền đạt.

Thay đổi thói quen sống

Đây là cách giúp người bệnh ngăn ngừa cơn xuất huyết não tái phát. Một số thói quen sống cần được luyện tập như:

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo sử dụng Ginkgo Biloba Phytosome với thành phần chính từ dịch chiết xuất Ginkgo Biloba được sản xuất theo công nghệ Phytosome từ Ý, giúp cải thiện suy tuần hoàn não và di chứng tai biến mạch máu não.

Hy vọng bài viết trên đã giải đáp thỏa đáng tất cả những thắc mắc về vấn đề liên quan đến phục hồi sau điều trị xuất huyết não.


Người dùng tìm kiếm: xuất huyết não là gì


Nguồn tham khảo

Brain Hemorrhage (Brain Bleeding)

https://www.medicinenet.com/brain_hemorrhage/article.htm

Brain Bleed, Hemorrhage (Intracranial Hemorrhage)

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/14480-brain-bleed-hemorrhageintracranial-hemorrhage

Recovery After a Stroke—Five Tips for Rehabilitation

https://kids.frontiersin.org/articles/10.3389/frym.2019.00021

Exit mobile version