Tin Tức

Triệu chứng đột quỵ nhẹ: dấu hiệu nhận biết, cách phòng tránh

(30-04-2022)

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Đột quỵ nhẹ có thể không nguy hiểm nhưng đó có thể là dấu hiệu dự báo nguy cơ đột quỵ tái phát và có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới để tìm hiểu tất tần tật các thông tin về đột quỵ nhẹ như dấu hiệu của cơn thiếu máu não thoáng qua và cách phòng ngừa cơn đột quỵ xảy ra.

1. Đột quỵ nhẹ là gì?

Đột quỵ nhẹ hay còn được biết với tên thiếu máu não thoáng qua là tình trạng xuất hiện một vài triệu chứng đột quỵ, khi một phần của não bị thiếu lưu lượng máu tạm thời. Tuy nhiên, các triệu chứng chỉ kéo dài hơn một ngày hoặc có thể điều trị trong vòng 24 giờ và không để lại thương tật vĩnh viễn.

2. Dấu hiệu của chứng đột quỵ nhẹ

Triệu chứng của đột quỵ nhẹ rất khó để xác định vì chúng chỉ thoáng qua, nhưng các cơn đột quỵ này vẫn có một vài dấu hiệu phổ biến. Sau đây là các dấu hiệu nhận biết:

Mệt mỏi sau khi làm điều gì đó

  • Dấu hiệu để nhận biết sự khác biệt với mệt mỏi bình thường, chính là nghỉ ngơi có thể làm giảm mệt mỏi bình thường nhưng không thể làm giảm mệt mỏi khi bị thiếu máu não thoáng qua
  • Một dấu hiệu mệt mỏi nên được lưu ý thêm là cảm thấy mệt mỏi nhiều và không tham gia được các hoạt động hằng ngày như nấu ăn, dọn dẹp, giặt giũ

đột quỵ nhẹ

 Rối loạn cảm xúc

  • Cảm xúc không ổn định như có lúc buồn bã, tuyệt vọng nhưng đôi khi lại bực bội, tức giận hoặc cảm thấy sợ hãi.
  • Có dấu hiệu trầm cảm và các triệu chứng liên quan đến trầm cảm như thay đổi cảm giác thèm ăn, không còn hứng thú với sở thích, rối loạn giấc ngủ

Gặp khó khăn về trí nhớ, ngôn ngữ 

  • Khó tập trung hoặc không tập trung được
  • Mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành các hoạt động sống đơn giản hàng ngày.
  • Quên thông tin đã học gần đây, có vấn đề với trí nhớ ngắn hạn
  • Lẫn lộn thời gian hoặc địa điểm.
  • Gặp vấn đề về nói hoặc nuốt thức ăn
  • Mất thăng bằng và đau đầu đột ngột.

Yếu cơ mặt và chân tay và tê

  • Yếu hoặc tê ở cánh tay hoặc chân, đôi khi cả hai cùng một bên.
  • Khuôn mặt có thể xệ xuống
  • Có vấn đề với thăng bằng và không thể đứng vững được

3. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ nhẹ

Cũng như đột quỵ, nguyên nhân gây đột quỵ nhẹ là do thiếu máu cục bộ, làm tắc nghẽn tuần hoàn máu trong quá trình cung cấp máu cho não.

Một nguyên nhân khác dẫn đến thiếu máu não thoáng qua là tình trạng xơ vữa động mạch. Tình trạng này xảy ra do lượng cholesterol thừa trong động mạch hoặc các nhánh động mạnh gây tắc nghẽn việc cung cấp oxi và chất dinh dưỡng cho não. Từ đó hình thành các cục máu đông và gây ra cơn đột quỵ nhẹ. Và một số nguyên nhân khó kiểm soát hoặc thay đổi như:

  • Di truyền: Bạn có nguy cơ mắc đột quỵ nhẹ cao hơn nếu gia đình từng có người bị đột quỵ nhẹ.
  • Độ tuổi: Nguy cơ mắc thiếu máu não thoáng qua tăng dần theo độ tuổi, đặc biệt là người sau 55 tuổi.
  • Giới tính: Nam giới có tỷ lệ gặp đột quỵ nhẹ cao hơn nữ giới. Nhưng theo yếu tố độ tuổi, tỷ lệ mắc đột quỵ của nữ giới cũng tăng dần.
  • Từng có cơn thiếu máu thoáng qua: Nếu bạn từng có 1 hoặc nhiều cơn thiếu máu thoáng qua (TIA) thì nguy cơ bị đột quỵ cũng cao hơn.
  • Bệnh hồng cầu lưỡi liềm: Do đột quỵ là một biến chứng của bệnh lý này nên tỷ lệ bị đột quỵ nhẹ khi được chẩn đoán mắc bệnh hồng cầu lưỡi liềm khá cao. Cần điều trị bệnh hồng cầu lưỡi liềm một cách thích hợp để giảm nguy cơ đột quỵ.

Các yếu tố nguy cơ khác

Ngoài các nguyên nhân trên, đột quỵ nhẹ còn do một số nguy cơ có thể kiểm soát được gây ra, chẳng hạn như:

  • Cao huyết áp: Đây là một trong những nguyên nhân khơi mào cho sự xuất hiện của đột quỵ. Cần tham vấn ý kiến chuyên gia y tế để xác định mức huyết áp phù hợp với độ tuổi và tình trạng sức khỏe của bạn.
  • Cholesterol cao: Hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo và cholesterol, đặc biệt là chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa.
  • Hút thuốc: Bỏ hút thuốc sẽ giúp giảm nguy cơ mắc thiếu máu não thoáng qua. Vì hút thuốc làm tăng nguy cơ đông máu, cao huyết áp và xơ vữa động mạch.
  • Uống rượu bia: Cần hạn chế bản thân uống rượu bia, nam giới chỉ nên uống dưới 2 ly và nữ giới dưới 1 ly mỗi ngày.

4. Vì sao cơn đột quỵ nhẹ không thể xem thường?

Một cơn đột quỵ nhẹ có thể không làm hư các tế bào não và gây thương tật vĩnh viễn, nhưng là dấu hiệu cảnh báo sớm nguy cơ đột quỵ. Theo nghiên cứu, cứ 3 người thì sẽ có 1 người có nguy cơ cao bị đột quỵ trong vòng 48 giờ tiếp theo, để lại những di chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.

đột quỵ nhẹ

Vậy nên, nếu nghi ngờ bị đột quỵ dù nhẹ cũng nên đến bác sĩ để được thăm khám và nhận được sự chỉ định điều trị phù hợp. Sau đây là các bước để xác định người đó có bị đột quỵ không và cần làm gì ngay lúc đó:

  • F – Face: Khuôn mặt sẽ không đều, một bên có thể bị xệ xuống
  • A – Arm: Tay bị tê hoặc yếu đi, cách tay nâng lên hay hạ xuống khó khăn
  • S – Speech difficulty: Không thể lặp lại hoàn chỉnh một câu hoặc nói ngọng
  • T – Time: Hành động ngay vì có thể người đó cần được cấp cứu.

5. Chuẩn đoán thiếu máu não thoáng qua như thế nào?

Việc nhận định và đánh giá tình hình vô cùng quan trọng khi chẩn đoán và điều trị đột quỵ nhẹ. Bác sĩ có thể thực hiện một số phương pháp sau để chẩn đoán thiếu máu não thoáng qua:

  • Khám sức khỏe và thực hiện một số bài kiểm tra:
      • Kiểm tra các chức năng giác quan: Bác sĩ sẽ chỉ định bạn kiểm tra thị lực, cử động mắt, giọng nói và khả năng ngôn ngữ. Ngoài ra còn một số bài kiểm tra khả năng phản xạ và nhạy bén của các giác quan khác.
      • Động mạch cảnh: Bác sĩ cũng có thể sử dụng ống nghe để kiểm tra động mạch cảnh ở cổ.
      • Cục máu đông: Bác sĩ sẽ sử dụng kính soi đáy mắt để kiểm tra các vị trí xơ vữa động mạch hoặc các mảnh tiểu cầu tắc nghẽn ở võng mạc. 
  • Chụp cắt lớp (CT): Chuyên viên y tế sử dụng phương pháp này để xem xét các động mạch ở cổ và não. Khi thực hiện phương pháp này, có thể bạn sẽ được tiêm chất phản quang để kết quả chụp CT chính xác hơn. Lợi ích của phương pháp này là việc dễ dàng đánh giá tình trạng mạch máu ở cổ và đầu qua hình ảnh chụp được.
  • Chụp cộng hưởng (MRI) hoặc chụp mạch cộng hưởng (MRA): Tương tự như phương pháp chụp CT phía trên, 2 phương pháp này được thực hiện để ghi được hình ảnh của tình trạng mạch ở cổ và đầu. Trong đó, khi thực hiện phương pháp MRA, bệnh nhân có thể sẽ được tiêm chất phản quang vào người.

6. Cách bảo vệ não bộ, phòng ngừa đột quỵ thoáng qua

Não bộ là cơ quan đầu não của cơ thể, giữ nhiều vai trò quan trọng. Cơn đột quỵ thoáng qua có thể làm não bộ bị tổn thương và để lại nhiều di chứng. Hãy bảo vệ bộ não bằng những phương pháp đơn giản như:

Uống thuốc theo lịch trình

Bệnh lý nền là một trong những nhân tố làm gia tăng nguy cơ bị đột quỵ nhẹ, vậy nên, hãy tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và đừng bỏ liều khi đang điều trị, nhất là các bệnh lý như tăng huyết áp, tim mạch hay máu loãng.

Duy trì hoạt động thể chất

Hoạt động thể chất và tập thể dục thường xuyên được cho là có thể ngăn ngừa đột quỵ. Bằng chứng là nhiều nghiên cứu cho thấy:

  • Người tập thể dục hoặc tham gia các hoạt động giải trí tích cực về thể chất có nguy cơ đột quỵ thấp hơn
  • Tập thể dục cũng có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ thứ phát ở những người đã bị đột quỵ.

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp bạn kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh lý nền. Sau đây là một vài lưu ý về chế độ ăn uống phòng ngừa đột quỵ:

  • Ăn nhiều trái cây và rau quả
  • Hạn chế uống rượu
  • Hạn chế lượng cholesterol và chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.
  • Hạn chế ăn quá mặn để đảm bảo huyết áp được kiểm soát tốt

Sử dụng Ginkgo Biloba

Lợi ích sức khỏe của Ginkgo Biloba được nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có thể làm tăng lưu lượng máu và đóng vai trò trong cách các chất dẫn truyền thần kinh trong não hoạt động. Ngoài ra, chất này còn có tác dụng kháng viêm và phòng ngừa các cơn đột quỵ xảy ra.

Tuy nhiên, khi được sản xuất đại trà, các sản phẩm có thành phần thảo dược như này thường gặp phải nhiều thách thức về hiệu quả lâm sàng. Công nghệ Phytosome ra đời như một ứng dụng tiên tiến cho các sản phẩm thảo dược giúp:

  • Tăng cường sinh khả dụng đáng kể
  • Cho hiệu quả lâm sàng tốt hơn rõ rệt
  • Không ảnh hưởng đến an toàn dinh dưỡng

Bạn có thể tham khảo các sản phẩm có thành phần Ginkgo biloba Phytosome để phòng ngừa di chứng tai biến mạch máu não và các biểu hiện bệnh lý suy tuần hoàn não khác.

Khi một người bị đột quỵ nhẹ, triệu chứng có thể chỉ xuất hiện trong vài phút và không còn khi đến gặp bác sĩ. Tuy nhiên, nếu như xuất hiện những triệu chứng đột quỵ nhẹ, vẫn phải đến bác sĩ để được chỉ định và hướng dẫn phòng ngừa cơn đột quỵ tái phát lần nữa.

Hy vọng thông qua bài viết bạn đã biết cách phòng ngừa những cơn đột quỵ nhẹ.

Nguồn tham khảo:

What Is Mild Stroke?

https://www.archives-pmr.org/article/S0003-9993(17)30168-5/fulltext

Signs and Symptoms of Ministroke (TIA)

https://www.healthline.com/health/stroke/signs-symptoms-tia-ministroke#_noHeaderPrefixedContent

Ministroke vs. regular stroke: What’s the difference?

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/transient-ischemic-attack/expertanswers/mini-stroke/faq-20058390

Chia sẻ bài viết ...
Lê Thị Mai

Thạc sĩ – Dược sĩ – Giảng viên Lê Thị Mai có 9 năm kinh nghiệm trong dược lâm sàng cũng như lĩnh vực nhiều lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, trong đó chuyên sâu nhất về thuốc kháng sinh, bệnh học tổng quan, đái tháo đường và ung thư ung bướu.


Thẻ của bài viết: , ,

có thể bạn quan tâm

Loading...
842838123166