Tin Tức

Trí nhớ kém là gì? Triệu chứng và cách khắc phục hiệu quả 

(29-06-2021)

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

“Não cá vàng” là từ ngữ vui dùng để chỉ những người hay quên, trí nhớ kém. Đúng như tên gọi, những ai được gắn mác “não cá vàng” thường có khả năng ghi nhớ không tốt. Vây trí nhớ kém có phải là bệnh? Trí nhớ kém thì phải làm sao? Trí nhớ kém nên uống thuốc gì? Để có được lời giải đáp đầy đủ cho những câu hỏi này, bạn hãy tham khảo bài viết sau đây nhé!

Trí nhớ kém là gì?

Trí nhớ kém được hiểu là mức độ ghi nhớ của một người thấp hơn so với bình thường. Người có trí nhớ không tốt thường dễ quên và gặp nhiều sơ sót trong cuộc sống. Họ sẽ cảm thấy khó khăn trong việc nhớ lại thông tin, sự kiện hoặc học tập những điều mới.

Tình trạng này cũng có thể là kết quả của quá trình lão hóa não bộ hoặc triệu chứng của một bệnh lý nào đó. Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải tình trạng này.

Trước đây, sự đãng trí thường là căn bệnh của những người từ 50 tuổi trở lên nhưng những năm gần đây tình trạng mau quên lại xuất hiện nhiều ở giới trẻ. Sức khỏe của não bộ là một yếu tố rất quan trọng, chính vì thế bạn không nên xem nhẹ nếu trí nhớ của mình ngày càng sa sút.

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết trí nhớ kém:

1. Nguyên nhân gây trí nhớ kém:

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trí nhớ kém, bao gồm lão hóa, tác dụng phụ của thuốc, chấn thương, thiếu hụt vitamin, ung thư trong não, nhiễm trùng trong não,…

Cụ thể hơn, trí nhớ kém ở người trẻ tuổi có thể đến từ các nguyên do như:

  • Căng thẳng từ áp lực cuộc sống
  • Làm việc quá sức
  • Nghỉ ngơi không đầy đủ
  • Bị các rối loạn tâm lý
  • Tuyến giáp kém hoạt động

Ở người lớn tuổi tại sao trí nhớ kém đi theo thời gian? Nguyên nhân là vì bộ não bị lão hóa dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ là điều khá bình thường. Tuy nhiên, nếu kém trí nhớ trở nên trầm trọng và kéo dài thì có thể đây chính là triệu chứng của bệnh Alzheimer hoặc chứng sa sút trí tuệ mạch máu. Lúc này, tình trạng người bệnh sẽ nguy hiểm hơn. Chính vì thế, điều quan trọng nhất chính là bạn hãy xác định nguyên nhân dẫn đến trí nhớ kém và bắt đầu điều trị càng sớm càng tốt.

Trí nhớ kém là gì

2. Các dấu hiệu nhận biết trí nhớ kém:

Vì có rất nhiều nguyên nhân làm ảnh hưởng đến não bộ nên biểu hiện của trí nhớ kém cũng khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên, tình trạng này có một số dấu hiệu nhận biết

đặc biệt như:

  • Hay quên vị trí để đồ, làm lạc mất những vật dụng quen thuộc.
  • Nói trước quên sau, có ký ức mơ hồ, nhớ nhầm các sự kiện hoặc vấn đề dù chỉ mới xảy ra trước cách đó không lâu.
  • Gặp khó khăn trong việc ghi nhớ một thông tin, sự kiện, bài học mới.
  • Thiếu tập trung, lơ đãng trong công việc và học tập.
  • Luôn trong trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, stress,
  • Tâm trạng thay đổi thất thường, không kiểm soát được hành vi.
  • Việc lập kế hoạch trở nên khó khăn
  • Không thể vận dụng não quá lâu để giải các câu đố, phép tính liên quan đến logic.
  • Nhận thức sai lệch về các mốc thời gian.
  • Khả năng phán đoán và ra quyết định suy giảm đáng kể.

Các dấu hiệu nhận biết trí nhớ kém

Trí nhớ kém kéo dài có thể gây nên hậu quả gì?

Trí nhớ kém thường ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống đầu tiên. Người bệnh sẽ không thể ghi nhớ hoàn chỉnh các sự kiện và những công việc cần làm hằng ngày.

Nhưng nhìn chung, chứng suy giảm trí nhớ có thể được xem là bình thường nếu nguyên nhân đến từ vấn đề lão hóa cơ thể. Tình trạng trí nhớ kém chỉ thực sự nghiêm trọng và cần chú ý nếu nguyên nhân dẫn đến bắt nguồn từ những căn bệnh nguy hiểm như Alzheimer và sa sút trí tuệ.

Sau khi nguyên nhân cơ bản được chẩn đoán, bạn cần phải hướng dẫn người thân tuân theo kế hoạch điều trị mà bác sĩ đã phác thảo. Điều trị sớm sẽ giúp người thân của bạn giảm được nguy cơ biến chứng tiềm ẩn bao gồm:

  • Khó khăn trong việc chăm sóc bản thân
  • Khả năng giao tiếp suy giảm
  • Gặp vấn khi nuốt và trong ăn uống
  • Dễ bị lạc đường
  • Suy giảm khả năng phán đoán

Cách khắc phục trí nhớ kém hiệu quả

“Trí nhớ kém nên làm gì” được xem là thắc mắc chung của rất nhiều người. Một số cách đơn giản để hạn chế tình trạng lão hóa ngày càng nặng hơn và khắc phục tình trạng giảm trí nhớ kém tập trung bạn có thể thực hiện như sau:

  • Ghi chú các công việc cần làm
  • Giải trí với các trò chơi rèn luyện não bộ: pikachu, xếp hình, tìm điểm giống nhau, ghép hình,…
  • Học thêm các kiến thức mới để não thường xuyên hoạt động
  • Ăn các loại thực phẩm tốt cho não
  • Xây dựng lối sống và sinh hoạt lành mạnh
  • Thường xuyên trò chuyện cùng người thân
  • Tham gia các lớp học nghệ thuật hoặc ngôn ngữ

Ngoài ra để tăng cường trí nhớ tốt hơn, bạn có thể sử dụng các loại thuốc bổ. Vậy suy giảm trí nhớ nên uống thuốc gì? Sử dụng mỗi ngày một viên nang Ginkgo biloba

Phytosome giúp điều trị suy tuần hoàn não và các biểu hiện chức năng như: chóng mặt, nhức đầu, suy giảm trí nhớ và các di chứng tai biến mạch máu não.

Viên nang Ginkgo biloba Phytosome với chiết xuất từ bạch quả được sản xuất theo công nghệ ưu việt của Ý sẽ làm tăng khả năng hấp thu hoạt chất vào cơ thể, giúp não bộ được nuôi dưỡng và ngăn ngừa lão hóa tốt hơn.


Nguồn tham khảo:

Forgetfulness

https://www.healthgrades.com/right-care/symptoms-and-conditions/forgetfulness

Memory loss: When to seek help

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/alzheimers-disease/in-depth/memoryloss/art-20046326

Do Memory Problems Always Mean Alzheimer’s Disease?

https://www.nia.nih.gov/health/do-memory-problems-always-mean-alzheimers-disease

Chia sẻ bài viết ...
Lê Thị Mai

Thạc sĩ – Dược sĩ – Giảng viên Lê Thị Mai có 9 năm kinh nghiệm trong dược lâm sàng cũng như lĩnh vực nhiều lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, trong đó chuyên sâu nhất về thuốc kháng sinh, bệnh học tổng quan, đái tháo đường và ung thư ung bướu.


Thẻ của bài viết:

có thể bạn quan tâm

Loading...
842838123166