Tin Tức

Thường xuyên bị đau đầu – tình trạng không thể lơ là

(22-10-2021)

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Thường xuyên bị đau đầu là một triệu chứng phổ biến mà ai trong chúng ta cũng từng gặp phải. Các loại đau đầu cấp tính sẽ xuất hiện bất ngờ và biến mất khi bạn nghỉ ngơi hoặc sử dụng các loại thuốc uống.

Tuy nhiên, một số trường hợp thường xuyên bị đau đầu mãn tính kéo dài sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hằng ngày của bạn. Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân và cách điều trị tình trạng thường xuyên bị đau đầu.

1. Những nguyên nhân tiềm ẩn khiến bạn thường xuyên bị đau đầu

Chứng đau đầu được xem là mãn tính khi bạn thường xuyên có cảm giác nhức đầu chóng mặt từ 15 ngày trở lên. Dù là người lớn hay trẻ em đều có thể mắc phải tình trạng này. Hay bị đau đầu mãn tính được chia ra khá nhiều trường hợp khác nhau:

– Đau đầu căng thẳng: người bệnh sẽ cảm giác như có một sợi dây thắt chặt quanh đầu

– Chứng đau nửa đầu: gây ra cảm giác như đau nhói dữ dội có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên đầu

– Đau đầu từng cơn: có thể xảy ra liên tục trong khoảng thời gian và kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng. Tình trạng này đôi khi sẽ xuất hiện hiện các cơn đau dữ dội ở một bên đầu

– Hemicrania Continua (đau nửa đầu liên tục): xảy ra ở một bên đầu, cảm thấy tương tự như chứng đau nửa đầu nhưng với tần suất cao và kéo dài nhiều ngày.

Thường xuyên bị đau đầu liên tục có thể khiến bạn suy nhược và cản trở các hoạt động hàng ngày. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu không do bệnh lý có thể do:

  • Bị căng cơ ở vùng đầu và cổ
  • Tâm trạng căng thẳng quá mức
  • Thiếu máu lên não
  • Cơ thể thiếu nước
  • Lạm dụng thuốc giảm đau
  • Thay đổi thời tiết
  • Sử dụng quá nhiều caffeine
  • Thiếu ngủ

Bên cạnh đó, có một số nguyên nhân dẫn đến việc thường xuyên đau đầu do bệnh lý có thể kể đến như:

  • Chấn thương đầu
  • Khối u não
  • Nhiễm trùng trong não
  • Động mạch bị sưng
  • Huyết áp cao
  • Bệnh di truyền từ người thân
  • Dấu hiệu của các bệnh lý: suy tuần hoàn não, đột quỵ, alzheimer, sa sút trí tuệ,…
  • Thay đổi nồng độ của một số hormone chẳng hạn như serotonin và estrogen. Khi nồng độ của các loại hormone này không cân bằng sẽ có thể dẫn đến tình trạng bị đau đầu.

thường xuyên bị đau đầu nên làm gì?

2. Bị đau đầu thường xuyên có thể gây ra những biến chứng nào?

Tùy thuộc vào cường độ của cơn đau đầu có thể dao động từ đau nhẹ đến đau dữ dội và đau không thể làm gì được mà chúng sẽ có những tác động nhất định đến sức khỏe chúng ta.

  • Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: không thể tập trung học tập và làm việc.
  • Suy giảm trí nhớ: năng suất trong công việc và học hành giảm thiểu.
  • Ảnh hưởng đến não bộ: bị đau đầu kinh niên kéo dài mà không điều trị sớm, lâu dần tình trạng trở nặng có thể dẫn đến trầm cảm, lo lắng, các vấn đề tâm lý và thể chất khác.
  • Gây ra chứng mất ngủ kinh niên: Khi các cơn đau đầu xuất hiện bạn sẽ không thể chìm vào giấc ngủ được sâu và thoải mái. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến mất ngủ, làm đảo lộn đồng hồ sinh hoạt cơ thể.
  • Suy nhược thần kinh: Chức năng thần kinh sẽ bị ảnh hưởng nếu người bệnh thường xuyên bị đau đầu, ngủ không sâu giấc.
  • Rối loạn tiền đình: Chứng đau đầu có thể làm ảnh hưởng quá trình truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của tiền đình dẫn đến tình trạng rối loạn hoặc tắc nghẽn thần kinh.
  • Thường xuyên bị đau đầu có thể là dấu hiệu của đột quỵ. Nếu bạn không chú ý đến sức khoẻ nhiều hơn có thể dẫn đến tử vong

3. Có thể điều trị chứng đau đầu thường xuyên được hay không?

Có rất nhiều cách đánh bay đau đầu nhưng hầu hết chỉ hiệu quả với các cơn đau cấp tính. Nếu thường xuyên bị đau đầu, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm. Người bệnh cần chú ý đến sức khỏe của mình nhiều hơn và nên đi gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời.

đau đầu có nguy hiểm không?

Các giải pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng đau đầu. Nếu bác sĩ không thể xác định nguyên nhân cơ bản, họ sẽ kê đơn điều trị tập trung vào việc ngăn ngừa hiệu quả cơn đau nhức đầu. Một số các phương pháp điều trị đau đầu thường xuyên như sau:

Sử dụng thuốc

Các loại thuốc có thể được sử dụng để ngăn ngừa hoặc điều trị chứng đau đầu liên tục bao gồm:

  • Thuốc chống trầm cảm chẳng hạn như amitriptyline và nortriptyline. Các liều thuốc này có thể giúp ngăn ngừa đau đầu. Chúng cũng có thể giúp kiểm soát sự lo lắng hoặc trầm cảm xảy ra cùng với những cơn đau đầu liên tục.
  • Thuốc chẹn beta (thuốc giãn mạch) như propranolol (Inderal) và metoprolol (Lopressor)
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen (Motrin, Advil) và naproxen (Aleve). Những loại thuốc này đều có tác dụng phụ nhất định và chỉ nên sử dụng khi được bác sĩ kê toa.
  • Thuốc chống động kinh như gabapentin (Neurontin) và topiramate (Topamax)
  • Tiêm botox: là cách sử dụng một loại chất độc thần kinh ở liều dùng vừa đủ để ức chế các cơn đau đầu.

Các liệu pháp không dùng thuốc

  • Liệu pháp giảm thiểu căng thẳng: Ngồi thiền, yoga, tập hít thở sâu để điều hòa máu huyết và hạn chế tâm trạng lo âu.
  • Kích thích dây thần kinh chẩm: Đây là một thủ thuật phẫu thuật trong đó một thiết bị nhỏ được đặt ở đáy hộp sọ. Thiết bị sẽ gửi các xung điện đến dây thần kinh chẩm và làm giảm cơn đau nhức đầu.
  • Châm cứu: Đây là phương pháp Đông y, thực hiện bằng cách sử dụng các chiếc kim nhỏ như sợi tóc châm vào những các vị trí trên đầu giúp cải thiện chứng đau đầu liên tục.
  • Mát xa vùng đầu, 2 bên thái dương có thể giúp thư giãn và giảm căng cơ từ đó hạn chế các cơn đau đầu xuất hiện.

Thay đổi lối sống

Để quá trình điều trị tình trạng thường xuyên bị đau đầu hiệu quả hơn, người bệnh nên kết hợp thực hiện một số thay đổi trong lối sinh hoạt hằng ngày để kiểm soát và tránh các tác nhân gây đau đầu.

Một số điều bạn nên lưu ý bao gồm: đảm bảo cơ thể được nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc, tránh sử dụng caffeine hoặc hút thuốc lá, xây dựng chế độ ăn đa dạng với nhiều loại thực phẩm bổ não,…

Bên cạnh đó, sử dụng sản phẩm viên uống Ginkgo biloba với chiết xuất từ Bạch quả sẽ mang đến những lợi ích cho tuần hoàn não, giúp não bộ luôn được cung cấp máu và oxy để hoạt động.

Các thành phần chính của dịch chiết xuất Ginkgo biloba bao gồm flavonoids, terpenoids (ginkgolides và bilobalide) và các axit hữu cơ khác nhau. Chiết xuất tiêu chuẩn thường chứa 24% flavonoid và 6% terpenoids. Đây là các dưỡng chất giúp chống oxy hoá, flavonoid làm trung hòa và hạn chế các gốc tự do.

Bạn có thể cân nhắc sử dụng Ginkgo biloba Phytosome với chiết xuất Ginkgo biloba được sản xuất theo công nghệ Phytosome từ Ý, giúp cải thiện: Suy tuần hoàn não và các biểu hiện chức năng: chóng mặt, nhức đầu, giảm trí nhớ, giảm khả năng nhận thức, rối loạn vận động, di chứng tai biến mạch máu não và chấn thương sọ não, phòng ngừa và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh Alzheimer.


Người dùng tìm kiếm: thuốc trị đau đầu, cách giảm đau đầu, đau đầu chóng mặt


Nguồn tham khảo:

Having Constant Headaches? What You Need to Know

https://www.healthline.com/health/constant-headache#overview

Chronic daily headaches

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chronic-daily-headaches/symptomscauses/syc-20370891

Are Your Daily Headaches a Sign of Something More Serious?

https://www.keckmedicine.org/are-daily-headaches-something-serious/

Chia sẻ bài viết ...
Lê Thị Mai

Thạc sĩ – Dược sĩ – Giảng viên Lê Thị Mai có 9 năm kinh nghiệm trong dược lâm sàng cũng như lĩnh vực nhiều lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, trong đó chuyên sâu nhất về thuốc kháng sinh, bệnh học tổng quan, đái tháo đường và ung thư ung bướu.


Thẻ của bài viết: , ,

có thể bạn quan tâm

Loading...
842838123166