Tin Tức

Thường xuyên bị chóng mặt là bệnh gì? Những lưu ý cần biết

(15-05-2022)

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Bị chóng mặt là tình trạng rất phổ biến mà ai cũng có thể gặp phải. Chính vì lý do đó mà nhiều người thường chủ quan không đi thăm khám dù bị chóng mặt thường xuyên và nghiêm trọng. Thông thường, tình trạng này không quá nguy hiểm, nhưng đôi khi lại là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe mà bạn cần quan tâm.

 Vậy hay bị chóng mặt là bệnh gì và làm thế nào để điều trị hiệu quả? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé.

Biểu hiện của chóng mặt là như thế nào?

Hiện tượng chóng mặt thường được biểu hiện bởi các triệu chứng sau:

  • Cảm giác đầu óc quay cuồng
  • Xây xẩm hoặc như muốn ngất xỉu
  • Đứng không vững hoặc mất thăng bằng
  • Cảm giác lâng lâng, khó chịu hoặc nặng đầu
  • Cảm giác như say sóng
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Ù tai hoặc cảm giác đầy ở tai
  • Rung giật nhãn cầu (mắt di chuyển không thể kiểm soát)

Những triệu chứng chóng mặt kể trên có thể xuất hiện và trở nên tệ hơn khi bạn đi bộ, đứng dậy di chuyển đột ngột. Đôi khi, tình trạng này xảy ra đột ngột, nghiêm trọng hoặc có kèm theo buồn nôn đến mức bạn buộc phải ngồi hoặc nằm xuống. Một cơn chóng mặt có thể kéo dài từ vài giây đến vài ngày và trong nhiều trường hợp còn lặp đi lặp lại nhiều lần.

Nếu bạn bị chóng mặt lặp đi lặp lại, chóng mặt đột ngột, dữ dội, kéo dài và không rõ nguyên nhân, hãy đến gặp bác sĩ. Bạn nên đến bệnh viện ngay nếu bị chóng mặt nghiêm trọng hoặc chóng mặt kèm theo bất kỳ triệu chứng nào dưới đây:

  • Đau đầu đột ngột và dữ dội
  • Tức ngực, khó thở
  • Tê hoặc liệt tay chân
  • Ngất xỉu
  • Song thị (nhìn đôi)
  • Nhịp tim nhanh hoặc không đều
  • Lú lẫn hoặc nói lắp
  • Vấp ngã hoặc khó đi lại
  • Nôn mửa liên tục
  • Co giật
  • Đột ngột thay đổi thính giác
  • Tê hoặc yếu ở mặt

Nguyên nhân gây chóng mặt là gì

Nguyên nhân gây chóng mặt là gì?

Chóng mặt có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như rối loạn tai trong, say tàu xe, tác dụng phụ của thuốc… Đôi khi, đây là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, chẳng hạn như suy giảm tuần hoàn, nhiễm trùng hoặc chấn thương.

Cảm nhận của bạn về cơn chóng mặt, thời gian cơn chóng mặt xuất hiện và kéo dài, triệu chứng đi kèm và các yếu tố gây kích hoạt cảm giác này có thể cung cấp cho bác sĩ những thông tin để xác định được nguyên nhân gây bệnh.

Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính

Nguyên nhân gây chóng mặt phổ biến nhất chính là việc thay đổi vị trí và chuyển động đầu đột ngột dẫn đến tình trạng chóng mặt tư thế kịch phát lành tính. Tình trạng này khiến bạn có cảm nhận sai rằng mình đang xoay hoặc di chuyển. Tuy chỉ xuất hiện ngắn ngủi trong vài giây hoặc vài phút nhưng tình trạng chóng mặt của bạn có thể vô cùng dữ dội. Bạn thường dễ bị chóng mặt tư thế kịch phát lành tính khi trở mình trên giường, ngồi dậy hoặc khi bị một cú đánh mạnh vào đầu.

Tác dụng phụ của thuốc

Chóng mặt có thể xảy ra do tác dụng phụ của một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chống động kinh, thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc an thần. Đặc biệt, một số thuốc hạ huyết áp còn gây ngất xỉu nếu huyết áp hạ quá thấp.

Rối loạn lo âu khiến bạn bị chóng mặt

Một số tình trạng rối loạn lo âu (chẳng hạn như hoảng loạn và sợ hãi khi rời khỏi nhà hoặc khi ở trong không gian rộng) có thể khiến bạn cảm thấy lâng lâng hoặc bị choáng.

Thiếu máu do thiếu sắt

Tình trạng này có thể gây nhức đầu chóng mặt kèm theo mệt mỏi, suy nhược và da xanh xao.

Bạn có thể bị chóng mặt do hạ đường huyết

Đường huyết giảm thường xảy ra ở những bệnh nhân mắc đái tháo đường sử dụng insulin. Ở những đối tượng này, tình trạng chóng mặt có thể kèm theo đổ mồ hôi và lo lắng.

Ngộ độc khí CO

Các triệu chứng của ngộ độc khí CO được mô tả là giống như cúm, bao gồm đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, suy nhược, đau bụng, đau ngực và lú lẫn.

Quá nóng gây mất nước dẩn tới chóng mặt

Nếu hoạt động trong thời tiết nóng bức hoặc nếu không uống đủ nước, bạn có thể cảm thấy chóng mặt vì tăng thân nhiệt hoặc vì mất nước.

Quá nóng gây mất nước dẩn tới chóng mặt

Sử dụng rượu bia

Việc sử dụng rượu bia có thể gây đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và nôn.

Bị chóng mặt thường xuyên có thể là dấu hiệu của bệnh gì?

Ngoài các nguyên nhân kể trên, tình trạng thường xuyên bị chóng mặt có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý bạn cần quan tâm như:

Rối loạn tai trong

Cảm giác thăng bằng của bạn phụ thuộc nhiều vào các thông tin kết hợp từ một số bộ phận khác nhau trong hệ thống giác quan, bao gồm:

  • MắtGiúp bạn xác định vị trí của cơ thể trong không gian và cách cơ thể di chuyển.
  • Dây thần kinh cảm giácSẽ gửi thông tin về vị trí và các chuyển động của cơ thể đến não.
  • Tai trong: Đây là nơi chứa các cảm biến giúp nhận diện trọng lực và các chuyển động trước – sau.

Khi bị rối loạn các cơ quan trên: tai trong sẽ truyền đến não các tín hiệu khác với những gì mắt bạn đang thấy và các dây thần kinh cảm nhận được. Lúc này, não sẽ cố gắng loại bỏ sự sai khác đó và gây ra hiện tượng chóng mặt.

Một số rối loạn tai trong thường gặp:

  • Hội chứng Meniere: Hội chứng Meniere liên quan đến sự tích tụ quá nhiều chất lỏng ở tai trong. Bất kỳ ai cũng có khả năng mắc hội chứng này nhưng bệnh thường phổ biến hơn ở người từ 40 – 60 tuổi.
  • Nhiễm trùng tai: Nhiễm trùng tai do virus hoặc vi khuẩn có thể gây kích ứng và viêm ở tai trong. Tình trạng viêm cản trở quá trình truyền tín hiệu từ tai trong đến não của bạn.

Bị chóng mặt thường xuyên có thể là dấu hiệu của bệnh gì

Các vấn đề về tuần hoàn gây chóng mặt

Bạn có thể hay bị chóng mặt, mất thăng bằng hoặc thậm chí là ngất xỉu nếu tim không bơm đủ máu lên não. Một số nguyên nhân có thể bao gồm:

  • Hạ huyết ápHuyết áp tâm thu giảm mạnh có thể dẫn đến choáng váng hoặc lâng lâng trong thời gian ngắn. Cơn chóng mặt thường xuất hiện khi bạn ngồi dậy hoặc đứng dậy quá nhanh. Tình trạng này còn được gọi là hạ huyết áp tư thế đứng.
  • Lưu thông máu kém: Lưu thông máu kém khiến lưu lượng máu đến não hoặc tai trong của bạn giảm sút đáng kể. Một số vấn đề sức khỏe liên quan đến tình trạng lưu thông máu kém như bệnh cơ tim, đau tim, rối loạn nhịp tim và cơn thiếu máu não thoáng qua có thể khiến bạn bị chóng mặt.

Các nguyên nhân khác

Ngoài ra, một số yếu tố khác có thể là nguyên nhân gây nên hiện tượng chóng mặt của bạn, bao gồm:

  • Các vấn đề liên quan đến tim mạch như nhịp tim không đều (rung tâm nhĩ), động mạch bị thu hẹp (xơ vữa động mạch)…
  • Các tình trạng liên quan đến não bộ như chấn thương đầu hoặc chấn thương sọ não, đau nửa đầu, bệnh đa xơ cứng
  • Các vấn đề về thị lực

Cách phòng ngừa và giảm thiểu triệu chứng chóng mặt

Hiện tượng chóng mặt thường tự thuyên giảm mà không cần điều trị. Tuy nhiên, tình trạng này có thể gây mất thăng bằng, khiến bạn dễ bị té ngã và ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động hằng ngày của bạn. Đặc biệt, nếu tình trạng chóng mặt trở nên nghiêm trọng, bạn nên đến bệnh viện thăm khám để được điều trị kịp thời.

Bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân và triệu chứng của bạn để chỉ định phương pháp điều trị chóng mặt phù hợp, bao gồm dùng thuốc và các bài tập thăng bằng.

Dùng thuốc

Tùy vào nguyên nhân gây chóng mặt mà bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc khác nhau cho bạn.

  • Thuốc lợi tiểu: Nếu bạn mắc hội chứng Meniere, bác sĩ có thể chỉ định thuốc lợi tiểu kết hợp với chế độ ăn ít muối để giảm tần suất bị chóng mặt.
  • Thuốc giảm triệu chứng chóng mặt buồn nônBác sĩ có thể kê đơn cho bạn các loại thuốc giúp giảm chóng mặt và buồn nôn ngay tức thì, bao gồm thuốc kháng histamine hoặc thuốc kháng cholinergic.
  • Thuốc chống lo âu: Thuốc được dùng trong trường hợp nguyên nhân gây chóng mặt là do rối loạn lo âu.
  • Thuốc phòng ngừa chứng đau nửa đầuMột số loại thuốc giúp ngăn ngừa các cơn đau nửa đầu, một trong những yếu tố có thể khiến bạn bị chóng mặt.

Ngoài ra, nếu nguyên nhân gây chóng mặt là do suy giảm tuần hoàn máu, các chiết xuất từ dược liệu như Ginkgo biloba cũng giúp cải thiện lưu thông máu. Ginkgo biloba hay còn gọi là bạch quả, từ lâu đã được chứng minh về khả năng giúp tăng lưu lượng máu đến nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể nhờ làm tăng nồng độ nitric oxide trong hệ tuần hoàn. Đây là một hợp chất có tác dụng làm giãn các mạch máu.

Các thuốc nguồn gốc từ dược liệu thường có tác dụng chưa cao do kích thước phân tử lớn khiến hoạt chất khó hấp thu vào máu. Tuy nhiên, nhờ công nghệ Phytosome tiên tiến đến từ Ý, Ginkgo biloba Phytosome là sản phẩm được ứng dụng công nghệ Phytosome làm tăng khả năng hấp thu của hoạt chất so với các dạng thông thường với đặc tính thân dầu, giúp hoạt chất qua được lớp màng bao ngoài giàu lipid của ruột non.

Vì vậy hấp thu tốt hơn vào máu, gia tăng sinh khả dụng và đặc tính dược lực của hoạt chất. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm Ginkgo biloba Phytosome để cải thiện suy tuần hoàn máu não, nhức đầu, chóng mặt.

Vật lý trị liệu

Các bác sĩ có thể khuyến nghị bạn thực hiện:

  • Thủ thuật tái định vị đầu: Một thủ thuật được gọi là thủ thuật tái định vị canalith (nghiệm pháp Epley) thường được dùng để điều trị tình trạng chóng mặt tư thế kịch phát lành tính.
  • Liệu pháp thăng bằng: Một số bài tập có thể giúp những cơ quan giữ thăng bằng ít nhạy cảm hơn với các chuyển động.
  • Tâm lý trị liệu: Liệu pháp này có thể mang lại nhiều lợi ích cho những người bị chóng mặt do rối loạn lo âu.

Cách phòng ngừa và giảm thiểu triệu chứng chóng mặt

Phẫu thuật hoặc các thủ thuật y tế khác

Dùng thuốc tiêm: Bác sĩ có thể tiêm gentamicin vào tai trong của bạn để vô hiệu hóa chức năng thăng bằng. Tai không bị ảnh hưởng sẽ đảm nhận vai trò này.

Phẫu thuật loại bỏ các bộ phận cảm nhận thăng bằng ở tai trong: Đây là một thủ thuật hiếm được sử dụng nhằm vô hiệu hóa hoạt động của mê nhĩ tiền đình ở tai bị ảnh hưởng. Tai không bị ảnh hưởng sẽ đảm nhận chức năng thăng bằng.

Tình trạng chóng mặt có thể cảnh báo cho bạn rất nhiều điều về sức khỏe của bản thân. Vì vậy, nếu thường xuyên bị chóng mặt, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.


Người dùng tìm kiếm: cách trị chóng mặt, hoa mắt chóng mặt uống thuốc gì, chóng mặt ăn gì nhanh hết

 


Nguồn tham khảo:

1. Dizziness

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dizziness/diagnosis-treatment/drc-20371792

2. Medications and remedies for dizziness

https://www.medicalnewstoday.com/articles/319026

3. Dizziness

https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/6422-dizziness 

4. Everything you need to know about vertigo

https://www.medicalnewstoday.com/articles/160900#what-is-vertigo

5. 12 Benefits of Ginkgo Biloba (Plus Side Effects & Dosage)

https://www.healthline.com/nutrition/ginkgo-biloba-benefits

Chia sẻ bài viết ...

có thể bạn quan tâm

Loading...
842838123166