Bài Tập Não Bộ

Thường xuyên bị tê tay chân là dấu hiệu của bệnh gì?

(18-12-2021)

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Tê tay chân lâu dài có thể là biểu hiện của thói quen xấu trong cuộc sống hằng ngày nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng. Hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới về tình trạng tê tay chân và làm sáng tỏ nhiều nghi vấn về tê tay là bệnh gì.

1. Tê tay chân có biểu hiện là như thế nào?

Triệu chứng của tê tay chân là mất cảm giác ở các bộ phận như cẳng tay, bàn tay hoặc bàn chân. Điều này ảnh hưởng đến cảm giác thăng bằng và động tác cầm nắm một số đồ vật vì không thể cảm nhận được vị trí của tay hoặc chân.

Ngoài ra, tê tay chân còn có một vài kiểu cảm giác bất thường kèm theo, giúp bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân chính xác hơn như:

  • Châm chích
  • Cảm giác ghim và kim
  • Ngứa ran
  • Bàn tay hoặc bàn chân có cảm giác yếu đi

2. Hay bị tê chân tay là bệnh gì?

Hay bị tê tay chân có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Sau đây là một vài yếu tố có thể gây tê tay chân:

Tư thế ngồi hoặc nằm

Những thói quen như vắt chéo chân quá lâu, nằm nghiêng một bên đè lên cánh tay hoặc chân trong thời gian dài, ngồi đè lên chân hoặc đè vật gì lên tay lâu quá, mặc đồ bó sát… là những tư thế gây áp lực lên dây thần kinh hoặc giảm lưu lượng máu ở chi trên hoặc chi dưới, dẫn đến các triệu chứng như:

  • Hay bị tê tay
  • Tê tay khi ngủ hay đêm ngủ hay bị tê tay
  • Tay chân hay bị tê

Thiếu máu lên não

Tình trạng tay hay bị tê, kèm theo các triệu chứng như bên dưới, có thể do bệnh thiếu máu lên não gây ra:

  • Lạnh và yếu ở chân
  • Đau dữ dội ngay cả khi nghỉ ngơi
  • Nhức đầu dữ dội
  • Các vấn đề về cử động như không thể di chuyển, mất thăng bằng

Tai biến mạch máu não

đột quỵ

Hay bị tê chân tay thường không phải dấu hiệu khẩn cấp nhưng đó có thể là dấu hiệu của đột quỵ. Nếu như tê tay chân kèm một vài dấu hiệu bên dưới, hãy tìm kiếm ngay sự trợ giúp y tế:

  • Yếu hoặc tê đột ngột ở cánh tay hoặc chân, đặc biệt nếu chỉ xảy ra ở một bên của cơ thể
  • Khó nói hoặc không hiểu người khác đang nói gì
  • Méo cơ mặt
  • Chóng mặt đột ngột hoặc mất thăng bằng
  • Đau đầu dữ dội

Bệnh tiểu đường

Ở những người sống chung với bệnh tiểu đường, cơ thể gặp khó khăn trong việc di chuyển đường từ máu vào các tế bào, dẫn đến lượng đường trong máu có thể ở mức cao trong thời gian dài và gây ra tình trạng tổn thương dây thần kinh do tiểu đường. Bệnh thần kinh ngoại biên này có thể gây ra một số triệu chứng như:

  • Tê cánh tay, bàn tay, chân và bàn chân
  • Cảm giác như kim châm ở tay và chân
  • Mất thăng bằng

Thiếu hụt vitamin và khoáng chất

Chế độ ăn uống thiếu hụt vitamin B-12 – một loại vitamin giữ cho thần kinh khỏe mạnh – là nguyên nhân có thể gây tê hoặc ngứa ran ở cả bàn tay và bàn chân. Ngoài ra, thiếu kali và magie cũng có thể gây tê.

Sử dụng thuốc điều trị

Tác dụng phụ của một vài loại thuốc sau có thể gây ngứa ra, mất cảm giác ở tay hoặc chân:

  • Thuốc kháng sinh
  • Thuốc chống ung thư
  • Thuốc chống co giật
  • Thuốc điều trị tim hoặc huyết áp

Nghiện rượu

Việc sử dụng rượu trong thời gian dài có thể làm hư các dây thần kinh và mô của cơ thể. Thêm vào đó, uống nhiều rượu bia có thể khiến cơ thể thiếu hụt các vitamin như B 12 và folate, từ đó, làm dây thần kinh không hoạt động như bình thường và gây ra tình trạng mất cảm giác ở bàn chân và bàn tay.

3. Nguyên nhân có thể dẫn đến tê tay chân

Những nguời ít vận động, chế độ ăn uống không hợp lý, thường xuyên căng thẳng trong công việc, cuộc sống… có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Bên cạnh đó, nguyên nhân khác có thể dẫn đến tình trạng này như:

  • Mạch máu và thần kinh bị chèn ép khiến máu khó lưu thông dẫn đến tê bì chân tay.
  • Người bệnh đái tháo đường sẽ thường xuyên có triệu chứng tê nhức chân tay do biến chứng của bệnh lý này gây nên.
  • Phụ nữ cuối thai kỳ cũng có thể mắc phải tình trạng này.
  • Thời tiết thay đổi, đặc biệt khi chuyển mùa, trời lạnh, gây rối loạn cảm giác, dẫn đến tê tay tê chân…

4. Nên làm gì để điều trị tê tay chân?

chườm đá hỗ trợ trị tê tay chân

Việc điều trị tê tay chân phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Sau đây là một vài phương pháp điều trị được áp dụng:

  • Nghỉ ngơi: stress có thể làm tăng mức độ gây áp lực lên dây thần kinh, nên việc sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý có thể giúp cải thiện triệu chứng tê tay và chân.
  • Nước đá: đá lạnh có thể giúp giảm sưng và giảm áp lực lên dây thần kinh, nên hãy chườm lạnh vào nơi bị tê như tê tay phải thì chườm lạnh bên phải trong khoảng 15 phút và làm nhiều lần trong ngày.
  • Tắm nước nóng hoặc ngâm nước nóng: các cơ bị cứng, đau hoặc căng có thể gây áp lực lên dây thần kinh và gây tê. Nhiệt độ cao có thể giúp nới lỏng các cơ đó. Tuy nhiên, tránh trường hợp để nơi bị tê quá lâu trong nước nóng vì có thể gia tăng tính trầm trọng của bệnh.
  • Xoa bóp: Xoa bóp tay và chân bị tê giúp cải thiện lưu lượng máu và có thể làm giảm các triệu chứng.
  • Tập thể dục: Thiếu vận động có thể làm suy yếu tim và mạch máu, giảm khả năng bơm máu đến các chi dưới. Các bài tập yoga, pilates hay thái cực quyền có thể thúc đẩy lưu lượng máu và giảm triệu chứng đau mãn tính.
  • Ngủ đúng cách: Nhiều tình trạng đau và ngủ hay bị tê tay do tư thế ngủ gây ra. Hãy thử ngủ đúng tư thế và sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý để giúp cải thiện các triệu chứng tê tay chân.
  • Ăn uống đầy đủ chất: Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế sự thiếu hụt vitamin nhóm B – một nhóm các vitamin có thể gây tổn thương dây thần kinh dẫn đến tê bì. Bổ sung đủ vitamin và khoáng chất cũng giúp giảm đau và viêm mãn tính.
  • Giảm hoặc tránh rượu: Rượu chứa các độc tố gây tổn thương thần kinh và tê liệt vậy nên, hãy sử dụng rượu hợp lý và đúng liều lượng.
  • Bổ sung các dưỡng chất Ginkgo biloba (bạch quả) sẽ mang đến lợi ích cho hệ tuần hoàn não, hạn chế tình trạng tê bì tay chân xảy ra. Khi sử dụng các viên uống Ginkgo biloba giúp não bộ luôn được cung cấp máu và oxy để hoạt động, giảm huyết khối tránh nguy cơ gây đột quỵ. Các thành phần chính có trong dịch chiết xuất Ginkgo biloba bao gồm flavonoids, terpenoids (ginkgolides và bilobalide) và các axit hữu cơ khác nhau. Chiết xuất tiêu chuẩn thường chứa 24% flavonoid và 6% terpenoids. Đây là các dưỡng chất chống oxy hóa, làm trung hòa các gốc tự do, có tác dụng tái tạo bảo vệ trên các tế bào và mô thần kinh và hỗ trợ phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não.

Tuy nhiên các sản phẩm không có dạng bào chế đặc biệt sẽ hấp thu kém, hiệu quả điều trị không cao. Ứng dụng công nghệ PHYTOSOME® vào điều chế thuốc Ginkgo Biloba sẽ mang đến những đặc điểm nổi bật như:

Tác dụng của viên uống Ginkgo Biloba
  • Tăng cường sinh khả dụng
  • Cho hiệu quả lâm sàng tốt hơn rõ rệt
  • Chất được vận chuyển tới mô đích
  • Liều dùng ít, tiết kiệm chi phí nhưng vẫn mang đến hiệu quả điều trị rõ rệt.

Tê tay chân là một rối loạn phổ biến, tuy nhiên, bị tê tay chân trong thời gian dài hoặc các triệu chứng kèm theo có nguy cơ chuyển biến nặng thì nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và nhận được chỉ định điều trị phù hợp. Hy vọng bạn đã có đầy đủ thông tin khái quát về tình trạng tê tay chân.

Ngun tham kho:

 What Causes Numbness in Hands?

https://www.healthline.com/health/numbness-in-hands

Numbness of Foot

https://www.healthline.com/health/numbness-of-foot

Why are my legs and feet numb?

https://www.medicalnewstoday.com/articles/321560

Tingling in Hands and Feet

https://www.webmd.com/brain/tingling-in-hands-and-feet

Why Are My Hands and Feet Tingling?

https://www.webmd.com/a-to-z-guides/ss/slideshow-why-my-hands-feet-tingling

Chia sẻ bài viết ...


Thẻ của bài viết: , , , , , ,

có thể bạn quan tâm

Loading...
842838123166