Tại sao tắm khuya lại tiềm ẩn nguy cơ gây hại đến sức khỏe? Tắm khuya có trực tiếp gây ra cơn đột quỵ hay không? Để tìm hiểu về những điều này, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
I. Tại sao tắm khuya lại dẫn đến đột quỵ?
Tuy không có nhiều bằng chứng khoa học chứng minh tắm khuya dẫn đến đột quỵ, nhưng lại có nhiều bằng chứng về nhiệt độ môi trường tác động đến bệnh tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực. Cụ thể, các chuyên gia cho biết tình trạng bệnh sẽ tăng cao hơn vào mùa đông và diễn ra ít hơn vào mùa hè. Trong đó, đột quỵ do thiếu máu cục bộ cũng diễn ra phổ biến hơn vào mùa đông và đột quỵ do xuất huyết lại dễ bắt gặp hơn vào mùa hè.
Tình trạng tắm khuya cũng thường xuyên xuất hiện ở người trẻ nhưng nguy hiểm hơn đối với người già, đặc biệt những người có bệnh nền liên quan đến tiểu đường, huyết áp cao, béo phì…
Tắm đêm bằng nước lạnh đôi khi gây nguy hiểm vì lúc này các chức năng trong cơ thể không hoạt động tốt, sức đề kháng cũng yếu đi do đây là thời điểm nghỉ ngơi, dưỡng sức sau ngày dài làm việc, học tập. Nước lạnh cũng khiến cho các mạch máu ngoại vi co lại, gây tăng huyết áp, dẫn đến não dễ chảy máu, gây xuất huyết não.
Tắm khuya không trực tiếp gây đột quỵ, nhưng là tác nhân tác động đến các yếu tố hình thành đột quỵ. như tắc nghẽn mạch máu. Tắm khuya làm thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột, ví dụ như nóng chuyển sang lạnh hoặc lạnh chuyển sang nóng rất dễ khiến cơ thể rơi vào trạng thái sốc nhiệt, đặc biệt sau 23 giờ. Chẳng hạn như tắm nước quá lạnh, cơ thể có cơ chế phản ứng tự động, hoạt hóa dây thần kinh giao cảm, mạch máu não co lại đột ngột dễ gây đột quỵ nhồi máu não hoặc làm mạch vành co thắt đột ngột gây nên nhồi máu cơ tim cấp.
Có thể bạn quan tâm: Top 6 nguyên nhân gây đột quỵ bạn cần biết
II. Dấu hiệu đột quỵ sau khi tắm
Đột quỵ có thể xuất hiện trong khi tắm hoặc sau khi tắm đêm với các biểu hiện như sau:
- Đột ngột méo miệng.
- Đột ngột yếu liệt.
- Đột ngột nói ngọng.
- Đau mỏi vai gáy do lạnh.
- Chóng mặt gây té ngã.
Việc tắm đêm nước lạnh thường xuyên xuất hiện ở người trẻ do thói quen sinh hoạt, công việc… rất dễ dẫn tới hiện tượng co mạch máu, gây đau nhức toàn thân hoặc thậm chí là đau đầu kinh niên.
III. Cách tắm đêm an toàn tránh đột quỵ
Hạn chế tắm đêm là điều cần thiết, đặc biệt khi nhiệt độ môi trường quá chênh lệch với nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp phải tắm đêm, bạn cần lưu ý những điều sau đây khi chuẩn bị tắm và tắm đúng cách bảo vệ sức khỏe bản thân:
1. Không nên tắm sau 21 giờ
Thời điểm tắm tốt nhất vào buổi sáng hoặc buổi tối trước 20 giờ, tuyệt đối không nên tắm sau 23 giờ, vì càng về đêm, nhiệt độ càng xuống thấp. Ngoài ra, khi tắm đêm bạn nên sấy thật khô tóc trước khi đi ngủ, không nên dội mạnh nước lạnh từ trên đầu xuống vì sẽ khiến cơ thể bị hạ nhiệt một cách đột ngột.
2. Không nên tắm quá lâu
Thời gian lý tưởng cho việc tắm mỗi ngày là 10 phút vì tắm quá lâu có thể ảnh hưởng đến độ pH tự nhiên trên da, gây nên một số bệnh ngoài da. Ngoài ra, tắm quá lâu cũng khiến cơ thể nhiễm lạnh, gây nên cảm cúm.
3. Không nên tắm gội ngay sau khi ăn quá no hoặc quá đói
Khi no máu đang tập trung trong đường tiêu hóa, nếu tắm ngay sẽ ảnh hưởng đến mạch máu, cản trở quá trình hấp thụ thức ăn, dễ gây nên các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, dạ dày. Còn tắm khi đói, dễ gây hạ đường huyết dẫn đến hoa mắt, chóng mặt, té ngã rất nguy hiểm.
4. Tắm 1 lần mỗi ngày
Tắm là cách giúp cơ thể giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi sau một ngày làm việc, học tập căng thẳng, đồng thời còn giúp cơ thể đào thải độc tố, tăng lưu thông máu. Nhiều người nghĩ rằng việc tắm nhiều lần trong ngày giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, không phải là như vậy, tắm nhiều lần cũng đem đến nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe như cảm lạnh, việc dùng lực để chà xát khi tắm, làm bong lớp sừng bảo vệ, khiến da suy yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, nấm dễ xâm nhập vào bên trong da. Tốt nhất bạn chỉ nên tắm 1 lần mỗi ngày.
Trên đây chúng tôi đã lý giải đến bạn vì sao tắm khuya lại dễ tăng nguy cơ đột quỵ cũng như cách tắm đêm an toàn. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp bổ ích đến bạn đọc.
Xem thêm:
- Vì sao nên phòng ngừa đột quy từ sớm? Cách thực hiện như thế nào?
- Dấu hiệt đột quỵ trước một tuần? Nguy cơ tiềm ẩn tới sức khỏe
- Đột quỵ ở người trẻ tăng cao là do đâu? Dấu hiệu nhận biết sớm nhất
Nguồn tham khảo:
- Cảnh báo làm việc quá sức ngày nắng và tắm muộn có nguy cơ đột quỵ
https://trungtamytequan4.medinet.gov.vn/chuyen–muc/canh–bao–lam–viec–qua–sucngay–nang–va–tam–muon–co–nguy–co–dot–quy–c16070–45716.aspx
- Clinical Characteristics of Stroke Occurring while Bathing
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28341200/
- Clinical characteristics of stroke occurring in the toilet: Are older adults more vulnerable?
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28858408/
- Stroke after cold bath
- Phần 1: Tắm Đêm Có Thực Sự Liên Quan Đến Đột Quỵ Não Không?
https://dotquy.kcb.vn/hieu–dung–ve–dot–quy/tam–dem–co–thuc–su–lien–quan–den–dot–quynao–khong.html