Tin Tức

Tai biến mạch máu não: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

(09-08-2021)

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Hiện nay, tai biến mạch máu não được xem là tình trạng nguy hiểm nhất mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. Bệnh tai biến sau khi được điều trị khỏi vẫn để lại rất nhiều di chứng ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Vậy bệnh tai biến mạch máu não là gì? Những dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa như thế nào? Bài viết sau đây sẽ là câu trả lời dành cho bạn!

1. Bệnh tai biến mạch máu não là gì?

Tai biến mạch máu não hay đột quỵ là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể gây ra thiếu oxy lên não, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết.

Mặc dù có thể điều trị được nhưng đã có rất nhiều nhiều trường hợp đột quỵ phải nhận lấy biến chứng sức khỏe nghiêm trọng sau đó. Người bị tai biến mạch máu não thậm chí có thể tử vong sau vài phút nếu không được xử lý kịp thời.

Theo một nghiên cứu năm 2019, tai biến mạch máu não là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 5 ở Mỹ. Trên thực tế, có gần 800.000 người bị đột quỵ tại Mỹ mỗi năm. Điều đó tương đương với khoảng 40 giây sẽ có 1 người gặp phải tình trạng này.

2. Các loại tai biến mạch máu não

Có 2 loại tai biến mạch máu não, bao gồm: thiếu máu não cục bộ và xuất huyết não. Ngoài ra, cơn thiếu máu thoáng qua (TIA) cũng được xem là một cơn đột quỵ nhẹ, chỉ khác là thời gian diễn ra tình trạng này thường chỉ kéo dài không quá 5 phút.

Nhồi máu não (Thiếu máu não cục bộ)

Nhồi máu não là loại đột quỵ xảy ra phổ biến nhất. Đột quỵ do thiếu máu cục bộ diễn ra khi các cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch khiến việc lưu thông máu đến não gặp khó khăn. Ngoài ra, xơ vữa động mạch cũng góp phần rất lớn vào việc ngăn sự lưu thông của máu đến não và các bộ phận khác của cơ thể.

Xuất huyết não (Chảy máu não)

Loại đột quỵ này xảy ra khi một động mạch ở vùng não bị rỉ máu hoặc bị vỡ. Vấn đề máu bị rỉ sẽ gây áp lực rất lớn lên các tế bào não và dẫn đến tổn thương các tế bào này. Bên cạnh đó, huyết áp cao và chứng phình động mạch cũng làm nguy cơ vỡ mạch máu rất cao, tiềm ẩn rủi ro mắc đột quỵ.

Bệnh tai biến mạch máu não là gì

3. Những triệu chứng tai biến mạch máu não bạn nên lưu ý:

Thông thường, các cơn tai biến thường xuất hiện đột ngột và không có triệu chứng nhận biết từ sớm. Nếu gia đình có người thân lớn tuổi, bạn nên lưu ý một số dấu hiệu tai biến mạch máu não chính bao gồm:

  • Mất khả năng nói chuyện, không thể biểu đạt bằng lời nói
  • Đột ngột tê bì và không thể cử động ở mặt, cánh tay, bàn chân, đặc biệt là ở một bên của cơ thể gần như bị liệt
  • Gặp vấn đề thị lực ở một hoặc cả hai mắt
  • Đau đầu và chóng mặt dữ dội đột nhiên xuất hiện
  • Không thể làm chủ cơ thể, mất thăng bằng, không còn đứng hoặc ngồi được.

4. Nguyên nhân gây ra tai biến mạch máu não?

Mỗi loại tai biến mạch máu não sẽ có những nguyên nhân tiềm ẩn khác nhau. Tuy nhiên, một số những yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ của bạn.

Những người có nguy cơ bị tai biến mạch máu não có thể có những yếu tố sau:

  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Không hoạt động thể chất
  • Uống nhiều rượu bia trong khoảng thời gian dài
  • Sử dụng ma túy (cocaine và methamphetamine)
  • Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lâu ngày
  • Cao huyết áp
  • Cholesterol cao
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh tim mạch: suy tim, dị tật tim
  • Tuổi tác: Những người từ 55 tuổi trở lên có nguy cơ bị tai biến cao hơn những người trẻ tuổi
  • Nội tiết tố: Sử dụng thuốc tránh thai hoặc liệu pháp hormone bao gồm estrogen làm tăng nguy cơ mắc bệnh
  • Tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị đột quỵ, đau tim hoặc cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua

Nguyên nhân gây ra tai biến mạch máu não?

5. Di chứng của tai biến mạch máu não

Người bị đột quỵ đôi khi có thể mắc phải các biến chứng tạm thời hoặc vĩnh viễn, tùy thuộc vào thời gian não thiếu máu và phần nào của não bộ bị ảnh hưởng. Các di chứng có thể bao gồm:

  • Liệt hoặc mất vận động cơ bắp hay liệt nửa người
  • Khó nói hoặc nuốt
  • Mất trí nhớ hoặc suy nghĩ khó khăn.
  • Đau, tê hoặc cảm giác lạ khác có thể xảy ra ở các bộ phận của cơ thể
  • Mất khả năng tự chăm sóc bản thân
  • Cảm giác thu mình và tự ti vì những biến chứng sức khỏe

6. Người bị tai biến nên xử lý ra sao?

Để điều trị tai biến mạch máu não, mỗi giây mỗi phút trôi qua đối với người bệnh đều quan trọng. Chính vì thế, nếu trong gia đình có người thân hoặc người lớn tuổi có tiền sử bệnh, bạn nên đặc biệt lưu ý để có cách xử lý kịp thời. Nếu nhận thấy người bệnh có những triệu chứng của tai biến mạch máu não, bạn cố gắng bình tĩnh vã hãy thực hiện xử lý ngay theo các bước sau:

  • Cố gắng giữ không để người bệnh té ngã và phần đầu bị va đập xuống đất
  • Nên để người bệnh nằm trên một mặt phẳng
  • Cho người bệnh nghiêng nhẹ qua phải nếu có hiện tượng co giật, sùi bọt mép
  • Gọi ngay đến tổng đài cấp cứu 115 để báo có người bị đột quỵ
  • Nới lỏng quần áo, dây thắt lưng cho người bệnh tránh bị ngạt thở

7. Cách phòng ngừa tai biến mạch máu não

Bệnh tai biến có thể xuất ở bất kỳ đối tượng nào và đặc biệt là những ai có lối sống không lành mạnh dẫn đến sức khỏe suy yếu. Cách tốt nhất để phòng ngừa căn bệnh này chính là bạn hãy thiết lập cho mình những thói quen sinh hoạt khoa học hơn:

  • Chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây, rau củ và các loại hạt (ngũ cốc, quả hạch,…)
  • Hạn chế ăn các loại thịt mỡ, thực phẩm chức nhiều chất béo bảo hòa
  • Duy trì cân nặng vừa phải
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Không hút thuốc lá
  • Tránh rượu bia hoặc chỉ uống vừa phải

Ngoài ra, đối với người cao tuổi để giúp giảm nguy cơ đột quỵ thì các loại bệnh nền cần được kiểm soát tốt hơn:

  • Cân bằng được lượng cholesterol trong cơ thể
  • Thường xuyên kiểm tra huyết áp
  • Quản lý bệnh tiểu đường
  • Điều trị bệnh tim

Nếu từng có tiền sử bị tai biến, bạn có thể sử dụng các loại thuốc chống đông máu hoặc thuốc chống kết tập tiểu cầu để làm giảm nguy cơ bệnh tái phát.

>> Xem chi tiết: Thuốc phòng ngừa tai biến nên sử dụng khi nào?

Bổ sung các chất có lợi cho tuần hoàn não như Ginkgo Biloba giúp não bộ luôn được cung cấp máu và oxy để hoạt động, giảm huyết khối tránh nguy cơ gây đột quỵ. Các thành phần chính có trong dịch chiết xuất Ginkgo biloba bao gồm flavonoids, terpenoids (ginkgolides và bilobalide) và các axit hữu cơ khác nhau. Chiết xuất tiêu chuẩn thường chứa 24% flavonoid và 6% terpenoids. Đây là các dưỡng chất chống oxy hóa, làm trung hòa các gốc tự do, có tác dụng tái tạo bảo vệ trên các tế bào và mô thần kinh và hỗ trợ phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não.

Tuy nhiên các sản phẩm không có dạng bào chế đặc biệt sẽ hấp thu kém, hiệu quả điều trị không cao. Ứng dụng công nghệ PHYTOSOME® vào điều chế thuốc Ginkgo Biloba sẽ mang đến những đặc điểm nổi bật như:

  • Tăng cường sinh khả dụng
  • Cho hiệu quả lâm sàng tốt hơn rõ rệt
  • Chất được vận chuyển tới mô đích
  • Liều dùng ít, tiết kiệm chi phí nhưng vẫn duy trì hiệu quả điều trị.

Bạn có thể tham khảo sản phẩm Ginkgo biloba Phytosome sẽ giúp bạn ngăn ngừa tình trạng lão hóa não bộ. Để hỗ trợ cải thiện di chứng tai biến mạch máu nãophòng ngừa tai biến mạch máu não.

8. Các câu hỏi thường gặp về bệnh tai biến mạch máu não

1. Tại sao tai biến mạch máu não ngày càng trẻ hóa?

Tai biến mạch máu não trước đây gặp chủ yếu ở người trung niên hay cao tuổi nhưng ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Bởi vì ngày càng nhiều người trẻ mắc bệnh tăng huyết áp – nguyên nhân chính của bệnh tai biến mạch máu não. Một số nguyên nhân là do lối sống sinh hoạt ở người trẻ không lành mạnh: sử dụng bia rượu, chế độ ăn uống không hợp lý,… Ngoài ra, áp lực công việc ở người trẻ cũng gia tăng, thiếu thời gian vận động nên dễ gây béo phì, thừa cân… Tất cả các yếu tố đó đều có nguy cơ làm gia tăng bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch… và sự gia tăng tai biến mạch máu não khó tránh khỏi.

2. Tai biến mạch máu não có chữa được không?

Với sự phát triển của y học hiện đại, người bị tai biến mạch máu não có thể chữa khỏi bởi áp dụng nhiều biện pháp phục hồi sau tai biến. Tuy nhiên, việc người bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn hay cải thiện được một phần phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thời gian phát hiện bệnh, mức độ bệnh, độ tuổi, phương pháp điều trị,…

3. Khả năng hồi phục sau khi tai biến mạch máu não là bao nhiêu?

Khả năng hồi phục của bệnh nhân sau tai biến mạch máu não là rất cao. Đối với các trường hợp bệnh nhân chỉ bị tai biến nhẹ, phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp thì khả năng chữa trị khỏi lên đến khoảng 90%. Tuy nhiên, những trường hợp tai biến mạch máu não nặng và có khả năng dẫn đến tử vong thì việc điều trị rất khó khăn và nguy cơ thất bại là rất cao.


Người dùng tìm kiếm: nguyên nhân gây đột quỵ, sơ cứu đột quỵ, người bị tai biến sống được bao lâu, rối loạn tuần hoàn não là gì


Nguồn tham khảo:

Stroke

https://www.medicinenet.com/stroke_symptoms_and_treatment/article.htm

Everything you need to know about stroke

https://www.medicalnewstoday.com/articles/7624

Ginkgo biloba for cognitive improvement in healthy individuals

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6513461/

Treatment of Vertigo: A Randomized, Double-Blind Trial Comparing Efficacy and Safety of Ginkgo biloba Extract EGb 761 and Betahistine

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4099171/

12 Benefits of Ginkgo Biloba (Plus Side Effects & Dosage)

https://www.healthline.com/nutrition/ginkgo-biloba-benefits

First Aid for Stroke

https://www.healthline.com/health/stroke/stroke-first-aid

About Stroke

https://www.cdc.gov/stroke/about.htm

Chia sẻ bài viết ...


Thẻ của bài viết: , , , , ,

có thể bạn quan tâm

Loading...
842838123166