(15-05-2022)
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai
Nội Dung Bài Viết
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, chứng suy nhược thần kinh đang trở nên phổ biến do chúng ta có quá nhiều áp lực. Tình trạng này được xem là rất nguy hiểm vì nó xuất hiện và tiến triển âm thầm, làm ảnh hưởng đến cả sức khỏe tinh thần lẫn thể chất.
Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh suy nhược thần kinh là gì? Các dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh hiệu quả.
Suy nhược thần kinh còn được biết đến là kiệt quệ thần kinh. Đây là tình trạng rối loạn chức năng của vỏ não và một số trung khu dưới vỏ do tế bào não phải làm việc quá căng thẳng, dẫn tới tình trạng quá tải và suy nhược, ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình hồi phục và tái tạo toàn bộ các cơ quan trong cơ thể.
Chứng suy nhược thần kinh là tâm bệnh, nhưng nếu không được can thiệp sớm sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng cả về thể chất lẫn tinh thần.
Thông thường, người bị suy nhược thần kinh sẽ có những biểu hiện sau đây:
Khi kiệt quệ thần kinh, triệu chứng phổ biến của người bệnh là rối loạn giấc ngủ. Trong đó, các biểu hiện rối loạn giấc ngủ hay gặp như ngủ không đủ giấc, ngủ không sâu hoặc đôi khi là ngủ quá nhiều so với bình thường…
Người bệnh cũng dễ lâm vào tình trạng thay đổi cảm xúc thất thường, khó kiềm chế, đôi khi gắt gỏng, nóng nảy, phản ứng thái quá, dễ bị kích thích, hay nản chí, bỏ cuộc sớm,… Những biểu hiện tâm lý này nhanh chóng xuất hiện cũng nhanh chóng biến mất.
Suy kiệt thần kinh gây suy giảm trí nhớ, kém tập trung vì tín hiệu giữa các tế bào thần kinh bị giảm khả năng kết nối khi não bị quá tải.
Khi căng thẳng quá độ, bệnh nhân thường có xu hướng tránh giao tiếp, sợ gặp người khác và thích ở một mình. Trong thời gian đó, họ muốn dành thời gian để thấu hiểu bản thân và tự đối phó với tình trạng căng thẳng của mình.
Tuy người bị suy nhược thần kinh thường khó khăn trong việc khống chế cảm xúc, dễ bị kích thích, hay nổi cáu nhưng họ cũng rất dễ sợ hãi, hay nghiêm trọng hóa vấn đề. Tự bản thân lúc nào cũng cảm thấy mình đang mắc một căn bệnh nghiêm trọng, dù cho đã kiểm tra không thấy xuất hiện tình trạng bất thường nào. Nếu kéo dài lâu, điều này có thể dẫn đến một số bệnh nguy hiểm hơn như trầm cảm, suy giảm trí nhớ,…
Mệt mỏi là triệu chứng bình thường của suy nhược thần kinh khi cơ thể vận động, hoạt động, làm việc, học tập quá sức trong thời gian dài. Tình trạng này sẽ nhanh chóng được khắc phục nếu có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý.
Đi kèm với những triệu chứng đặc trưng trên, suy nhược thần kinh còn có một số dấu hiệu nhận biết khác như:
Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới suy nhược thần kinh bắt nguồn từ những yếu tố gây chấn thương tâm thần tác động tới người bệnh. Những yếu tố này có thể ít hay nhiều, tuy nhiên chúng thường xảy ra liền kề nhau hoặc kết hợp với nhau, về lâu dài có thể trở thành tâm bệnh khó chữa.
Sự căng thẳng quá mức dẫn tới rối loạn các hoạt động thần kinh và gây ra suy nhược thần kinh. Chứng bệnh này hầu hết được phát sinh do các yếu tố bên ngoài tác động vào, cũng có thể đến từ sự mệt mỏi quá mức của cơ thể hoặc quá căng thẳng về tâm thần. Bệnh sẽ xuất hiện dần sau một khoảng thời gian sang chấn tâm lý và ngày một biểu hiện rõ rệt khi có các nhân tố thúc đẩy. Những nhân tố này bao gồm thần kinh yếu, cuộc sống quá mệt mỏi, lao động trí óc căng thẳng, môi trường sống và làm việc có nhiều nhân tố kích thích, tiếng ồn, mắc các bệnh viêm nhiễm mạn tính như viêm loét dạ dày, viêm xoang, viêm túi mật, người nghiện rượu nặng, thiếu dinh dưỡng, mất ngủ lâu ngày hoặc kiệt sức.
Những đối tượng dễ mắc bệnh suy nhược thần kinh, bao gồm:
Suy nhược thần kinh không gây ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng, nhưng nó thường gây ra các rối loạn trên cơ thể và làm giảm chất lượng cuộc sống của người mắc phải. Nếu chứng bệnh này về lâu dài không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới cả thể chất lẫn tinh thần của người bệnh:
Để chữa bệnh suy nhược thần kinh được điều trị tốt nhất, người bệnh cần thay đổi cả lối sống và tâm lý bản thân. Một số cách để kiểm soát các triệu chứng của căn bệnh này như sau:
Có thể nói, việc phòng bệnh lúc nào cũng quan trọng hơn quá trình điều trị. Chính vì thế, để bảo vệ, giữ gìn não bộ khỏe mạnh mỗi ngày, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau đây để phòng ngừa suy nhược thần kinh.
Ngoài ra, bạn có thể bổ sung mỗi ngày 1 viên nang Ginkgo biloba Phytosome để cải thiện các triệu chứng chóng mặt, nhức đầu, và ngăn ngừa các bệnh lý về thần kinh như suy giảm trí nhớ, alzheimer, sa sút trí tuệ ở người lớn tuổi, suy tuần hoàn não,…
Bên trên là các khi nghi ngờ bản thân bị suy nhược thần kinh, bạn không nên tự ý sử dụng thuốc để đối phó với chứng bệnh mà nên đi khám bác sĩ để được tư vấn phương pháp chữa trị tốt nhất.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về chứng suy nhược thần kinh. Hãy quan tâm và giữ gìn sức khỏe của bản thân nhiều hơn ngay từ hôm nay bạn nhé!
Nguồn tham khảo:
Neurasthenia symptoms
https://starhealthline.com/neurasthenia-symptoms/
Neurological symptoms
https://www.healthgrades.com/right-care/brain-and-nerves/neurological-symptoms
6 Neurological Conditions and Symptoms You Should Look Out For
Neurasthenia disorders
https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/neurological-disorders
Nervous breakdown
https://www.healthgrades.com/right-care/mental-health-and-behavior/nervous-breakdown
Nervous breakdown
https://www.healthline.com/health/mental-health/nervous-breakdown#treatments
Thẻ của bài viết: bệnh suy nhược thần kinh, rối loạn các hoạt động thần kinh, suy nhược thần kinh
Loading...