(02-04-2022)
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai
Nội Dung Bài Viết
Những người bị sương mù não sẽ có cảm giác như tinh thần thiếu minh mẫn, không tập trung và khó nhớ lại mỗi thứ. Đôi khi còn ảnh hưởng cách nhìn nhận về bản thân của người bệnh vì cảm thấy mình không được nhạy bén và hơi lẫn.
Trong bài viết bên dưới, hãy cùng tham khảo bệnh sương mù não là gì, cũng như tìm hiểu những thông tin xoay quanh chứng bệnh này nhé.
Chính xác thì đây không phải là tình trạng bệnh lý, mà là thuật ngữ được sử dụng để mô tả một cách khái quát các triệu chứng có thể ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ của một người. Một số ví dụ thường được liệt kê vào hội chứng này như:
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng này mà thời gian xảy ra triệu chứng và mức độ ảnh hưởng đến cuộc sống mỗi người sẽ khác nhau.
Theo các nhà nghiên cứu, có rất nhiều lý do có thể trở thành nguyên nhân sương mù não, nhưng 6 yếu tố dưới đây là thường xuyên nhất:
Căng thẳng mãn tính có thể làm tăng huyết áp, suy yếu hệ thống miễn dịch, gây trầm cảm và có thể khiến tinh thần mệt mỏi. Khi não kiệt sức, người bệnh sẽ khó suy nghĩ, lập luận hay tập trung hơn.
Chất lượng giấc ngủ kém cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của não bộ và dẫn đến kém tập trung hoặc suy nghĩ vẫn vơ, những biểu hiện phổ biến của chứng sương mù não.
Sự thay đổi của các hormone progesterone và estrogen trong một số thời kỳ cụ thể như mang thai hoặc mãn kinh có thể gây ra chứng đãng trí, kém tập trung và suy nghĩ vẩn vơ. Một vài trường hợp có thể bị suy giảm nhận thức ngắn hạn.
Sự thiếu hụt vitamin B-12 có thể gây ra chứng bệnh này, vì đây là vitamin hỗ trợ chức năng não khỏe mạnh. Mặt khác, một số người bị dị ứng hoặc nhạy cảm với thực phẩm, hội chứng này cũng có thể phát triển mạnh mẽ khi ăn phải các thực phẩm sau:
Một số tình trạng y tế liên quan cũng có thể gây mệt mỏi về tinh thần hay sương mù não, bao gồm:
Nếu bị sương mù não, người bệnh có thể gặp khó khăn với các chức năng nhận thức như:
Tuy nhiên, một lưu ý là sương mù não và sa sút trí tuệ là hai tình trạng khác nhau.
Cả hai đều là những vấn đề về trí nhớ, nhưng sương mù não đôi khi mới xảy ra và diễn ra trong thời gian ngắn. Ngược lại, sa sút trí tuệ có thể làm cho trí nhớ giảm sút nhanh chóng và khó hồi phục lại như ban đầu.
Các bác sĩ có thể sử dụng một số bài kiểm tra đơn lẻ để chẩn đoán chứng sương mù não như:
Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng có thể chỉ định xét nghiệm máu để tìm ra nguyên nhân dẫn đến hội chứng này. Các chỉ số xem xét bao gồm:
Sau đây là một số bước có thể giúp giảm thiểu triệu chứng sương mù não:
Bên cạnh những cách điều trị sương mù não, việc sinh hoạt nghỉ ngơi theo giờ giấc là điều rất quan trọng mà bạn nên thực hiện mỗi ngày. Để nhanh chóng phục hồi, bệnh nhân nên chú ý về vấn đề để cơ thể được nghỉ ngơi nhiều hơn. Đối với người đang gặp phải những biểu hiện của chứng sương mù não thì việc nghỉ ngơi sẽ giúp não bộ được chữa lành tốt hơn.
Hội chứng sương mù não là những vấn đề liên quan đến hệ thần kinh, não bộ. Chính vì thế việc cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho não bộ là điều bạn không thể bỏ qua. Người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp để giúp hồi phục sức khỏe, cải thiện chức năng hoạt động, tăng cường sức đề kháng. Một số thực phẩm giàu chất chống oxy hóa giúp hồi phục cơ thể, cải thiện tâm trạng, bổ não bạn nên bổ sung ngay bao gồm:
Hội chứng sương mù não sau dịch là một vấn đề khá mới và chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể để chữa trị hiệu quả. Tuy nhiên bạn có thể áp dụng phương pháp rèn luyện não bộ để nâng cao khả năng tư duy, trí tuệ, ghi nhớ của bản thân. Một số trò chơi, Môn học có thể giúp bạn luyện tập não bao gồm:
Hội chứng sương mù não khiến cho rất nhiều người trở nên dễ lo âu, bức bối và phiền muộn. Để cải thiện những vấn đề liên quan đến tâm lý, Cảm xúc người bệnh cần chia sẻ và trò chuyện nhiều hơn với những người xung quanh. Nói chuyện giao tiếp với bạn bè người thân sẽ giúp bạn giải tỏa được những cảm giác ưu phiền đang tồn đọng. Việc chia sẻ với người khác cũng giúp tâm lý bạn ổn định, tươi vui, lạc quan hơn.
Nếu các phương pháp trên không thể giúp bạn cải thiện được các biểu hiện của chứng sương mù não mà tình trạng còn ngày một tệ hơn thì hãy căn nhắc đến việc khám bác sĩ tâm lý. Hãy chú ý nhiều đến sự thay đổi của bản thân để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp các thông tin hữu ích giúp bạn hiểu hơn về chứng sương mù não, cũng như làm thế nào để điều trị bệnh đúng cách.
Nguồn tham khảo:
What Is Brain Fog?
https://www.verywellmind.com/what-is-brain-fog-5195298
Reasons You May Have Brain Fog
https://www.webmd.com/brain/ss/slideshow-brain-fog
6 Possible Causes of Brain Fog
https://www.healthline.com/health/brain-fog
Brain Fog vs. Dementia
https://www.ohsu.edu/womens-health/brain-fog-vs-dementia
Scientists See Hope in New Therapy for COVID Brain Fog Patients
https://www.webmd.com/lung/news/20220210/hope-for-covid-brain-fog
Brain Fog: Solutions To Help You Improve Concentration
https://www.bangkokhospital.com/en/content/brain-fog-syndrome
Ginkgo biloba
https://www.mountsinai.org/health-library/herb/ginkgo-biloba
Thạc sĩ – Dược sĩ – Giảng viên Lê Thị Mai có 9 năm kinh nghiệm trong dược lâm sàng cũng như lĩnh vực nhiều lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, trong đó chuyên sâu nhất về thuốc kháng sinh, bệnh học tổng quan, đái tháo đường và ung thư ung bướu.
Thẻ của bài viết: bệnh sương mù não là gì, cách trị sương mù não, chứng sương mù não, nguyên nhân sương mù não, sương mù não, triệu chứng sương mù não
Loading...