Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai
Chứng sa sút trí tuệ là tình trạng suy giảm chức năng nhận thức và khả năng ghi nhớ, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Đây là bệnh thường gặp ở người cao tuổi, nhưng đôi khi cũng xuất hiện cả ở người trẻ. Vậy sa sút trí tuệ có biểu hiện ra sao và cách phòng tránh như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay!
1. Sa sút trí tuệ là bệnh gì?
Sa sút trí tuệ là một bệnh lý khiến các tế bào não hoạt động kém hơn và chết nhanh hơn so với bình thường, bệnh này không phải là một phần của quá trình lão hóa thông thường và hiện chưa có phương pháp y học nào có thể chữa khỏi.
Căn bệnh này làm suy giảm năng lực tinh thần, phán đoán và hành vi, từ đó dẫn đến mất trí nhớ, suy giảm năng lực trí tuệ và thay đổi tính cách. Mất trí nhớ có thể ảnh hưởng đến người trưởng thành ở bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc đời, tuy nhiên, bệnh xảy ra phổ biến hơn ở những người trên 65 tuổi. Tại Singapore, căn bệnh này ảnh hưởng đến 6,2% số người trong nhóm tuổi này.
2. Triệu chứng nhận biết sa sút trí tuệ
Chứng bệnh này ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt an toàn và độc lập của người bệnh, với các triệu chứng bệnh trầm trọng hơn theo thời gian. Các triệu chứng có thể bao gồm:
- Thay đổi tâm trạng, hành vi và tính cách
- Khó hoàn thành những công việc quen thuộc
- Khó giải quyết vấn đề
- Mất hứng thú với công việc và các hoạt động xã hội
- Mất trí nhớ làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động hàng ngày
- Để đồ đạc không đúng chỗ
- Phán đoán kém
- Gặp vấn đề khi giao tiếp
- Không chắc chắn về thời gian và nơi chốn

3. Nguyên nhân gây ra sa sút trí tuệ
Sa sút trí tuệ là hệ quả của việc tế bào não bị tổn thương hoặc mất kết nối với não bộ. Tùy thuộc vào vùng não bị tổn thương mà bệnh này sẽ ảnh hưởng và có triệu chứng khác nhau. Vì vậy các chứng sa sút trí tuệ thường được ghép nhóm khi chúng cùng tác động đến một khu vực não nhất đinh. Cũng có một số bệnh thể hiện những triệu chứng tương tự mất trí nhớ, chẳng hạn như phản ứng thuốc hay thiếu hụt vitamin. Tuy nhiên, không giống với mất trí nhớ, những tình trạng này hoàn toàn có thể được cải thiện nếu được điều trị phù hợp.
Do nguyên nhân thoái hóa
Bao gồm một số chứng sa sút trí tuệ tiến triển, hay còn gọi là chứng mất trí nhớ tiến triển và không thể phục hồi được:
- Bệnh Alzheimer: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng sa sút trí tuệ. Dù không phát hiện được tất cả những nguyên nhân gây bệnh Alzheimer nhưng các chuyên gia cho biết một phần trăm nhỏ là do sự thay đổi cấu trúc ở 3 gen, đặc biệt là gen apolipoprotein E4 (APOE). Chứng bệnh này được xác định có thể di truyền từ ba mẹ cho con.
- Chứng mất trí nhớ mạch máu: Loại sa sút trí tuệ này là do mạch máu cung cấp cho não gặp tổn thương. Các vấn đề về mạch máu có thể gây ra đột quỵ hoặc ảnh hưởng não bộ bằng cách này hay cách khác, chẳng hạn như làm thoái hóa, tổn thương chất trắng trong não. Những dấu hiệu để nhận biết tình trạng mất trí nhớ mạch máu là gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề, nghĩ chậm, mất tập trung,… Những triệu chứng này sẽ dễ nhận biết hơn dấu hiệu mất trí nhớ.
- Chứng mất trí nhớ Lewy: Đây là nguyên nhân phổ biến thứ 2 gây sa sút trí tuệ. Mất trí nhớ thể Lewy là tình trạng lượng protein tích trữ trong não phát triển ở các tế bào liên quan đến suy nghĩ, trí nhớ và vận động. Một số dấu hiệu nhận biết bao gồm ảo ảnh, khó tập trung,…
Không do thoái hóa hệ thần kinh
Một số tình trạng có triệu chứng tương tự sa sút trí tuệ và có thể khắc phục được như sau:
- Nhiễm trùng và rối loạn miễn dịch: Xuất hiện các triệu chứng tương tự một số chứng sa sút trí tuệ do phản ứng của cơ thể khi gặp nhiễm trùng (ví dụ như: sốt,..). Bệnh đa xơ cứng và các tình trạng khác khi hệ miễn dịch tấn công các tế bào thần kinh cũng có thể gây ra triệu chứng tương tự sa sút trí tuệ.
- Vấn đề về trao đổi chất và nội tiết tố: Những người gặp vấn đề về tuyến giáp, lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết), quá ít hoặc quá nhiều muối và canxi hoặc khả năng hấp thụ vitamin B-12 cũng sẽ gây ra các triệu chứng tương tự chứng sa sút trí tuệ.
- Thiếu dinh dưỡng: Các tình trạng như mất nước, thiếu hụt vitamin B1, B6, B12, vitamin E,… trong chế độ ăn có thể dẫn đến các dấu hiệu tượng tự sa sút trí tuệ.
Các nguyên nhân khác
- Bệnh Huntington do thay đổi cấu trúc gen gây ra. Chứng bệnh này dẫn đến tình trạng một số tế bào thần kinh trong não và tủy sống bị đào thải. Một trong những triệu chứng nghiêm trọng của bệnh Huntington là suy giảm chức năng nhận thức một cách nghiêm trọng.
- Chấn thương sọ não do những chấn thương liên tiếp xảy ra ở vùng đầu. Những đối tượng có nguy cơ cao bị chấn thương sọ nào là cầu thủ, vận động viên quyền anh và binh lính,… Tùy thuộc vào vị trí não bị chấn thương mà những triệu chứng, dấu hiệu sa sút trí tuệ do chấn thương sọ não sẽ khác nhau. Trong đó có thể kể đến một số triệu chứng như trầm cảm, mất trí nhớ, nổi giận, suy giảm khả năng nói,… Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh Parkinson và triệu chứng có thể không xuất hiện đến vài năm sau sang chấn.
4. Sa sút trí tuệ nguy hiểm ra sao?
Người mắc chứng này có thể gặp phải các biến chứng như:
- Giảm tuổi thọ
- Hoang tưởng và ảo giác
- Trầm cảm Thiếu dinh dưỡng
- Tăng nguy cơ nhiễm trùng ở mọi bộ phận trên cơ thể
- Mất khả năng tương tác xã hội
- Mất khả năng sinh hoạt an toàn, độc lập và tự chăm sóc bản thân
- Tác dụng phụ của thuốc
- Rối loạn giấc ngủ

5. Điều trị chứng mất trí nhớ
Hiện có một số phương pháp điều trị giúp làm giảm các triệu chứng và điều trị nguyên nhân nền của sa sút trí tuệ. Các phương pháp điều trị này bao gồm:
- Cơ sở chăm sóc phù hợp
- Trị liệu hành vi
- Tư vấn
- Giáo dục về bệnh
- Bỏ đồ uống có cồn và chất gây nghiện
- Thuốc điều trị các bệnh kích thích khởi phát
6. Sa sút trí tuệ phòng ngừa như thế nào?
Hiện nay, với sự tiến bộ của y học, người bệnh sa sút trí tuệ đã có thể được điều trị ở giai đoạn sớm hoặc làm chậm quá trình phát triển của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Để có thể phòng tránh căn bệnh này, điều cần thiết nhất là phải phát hiện sớm và kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ để làm chậm quá trình phát triển của bệnh. Ngoài việc tuân thủ theo tiến trình trị liệu của bác sĩ, người bệnh cũng nên áp dụng một số phương pháp sau:
- Bổ sung đầy đủ các loại vitamin thiết yếu, đặc biệt là vitamin B6, B12 và chất béo tốt như Omega-3… Hạn chế tối đa chất béo xấu, thực phẩm chứa nhiều muối như đồ ăn nhanh, chế biến sẵn hay đồ ăn đóng hộp, hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá.
- Vận động, tập luyện thể dục thể thao hàng ngày: Việc này giúp cải thiện trí nhớ và làm chậm quá trình lão hóa cũng như sa sút trí tuệ. Bạn nên tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày với các bài tập phù hợp thể trạng sức khỏe như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe, tập gym…
- Tham gia các hoạt động xã hội, chơi các trò chơi trí tuệ: Các hoạt động hay trò chơi giúp não bộ được vận động, làm giảm khả năng suy giảm trí nhớ. Đối với người nhà cần chia sẻ, thông cảm với người bệnh, lời nói cần rõ ràng, chậm rãi, thường xuyên thăm hỏi. Thực tế cho thấy, việc chăm sóc người bệnh mất trí nhớ là rất khó khăn và cần sự kiên trì. Đôi khi, những người chăm sóc người bệnh hay bị ốm và trầm cảm hơn so với người bình thường.
Ngoài ra, để hỗ trợ sức khỏe cho các tế bào thần kinh một cách chủ động bạn có thể tham khảo các sản phẩm có thành phần chính là bạch quả (Ginkgo biloba). Những dưỡng chất có trong Ginkgo biloba có khả năng phòng ngừa và làm chậm tiến triển bệnh.
Tuy nhiên, các thuốc có nguồn gốc từ thảo dược thường hấp thu kém khiến cho hiệu quả điều trị không như mong đợi. Vậy nên, để khắc phục nhược điểm trên, nhà sản xuất đã ứng dụng công nghệ Phytosome vào viên nang Ginkgo biloba Phytosome giúp hấp thu tốt hơn, tăng sinh khả dụng của hoạt chất. Ginkgo biloba phytosome giúp cải thiện suy tuần hoàn não và các biểu hiện chức năng : suy giảm trí nhớ, nhức đầu, chóng mặt; phòng ngừa và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh Alzheimer’s, sa sút trí tuệ ở người cao tuổi.
7. Các biến chứng của bệnh sa sút trí tuệ
Sa sút trí tuệ có thể ảnh hưởng nhiều chức năng và khả năng của cơ thể, chẳng hạn như:
- Suy dinh dưỡng: Nhiều người mắc sa sút trí tuệ giảm tiêu thụ, thậm chí ngừng ăn uống. Việc này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lượng dinh dưỡng nạp vào cơ thể. Hệ quả của việc này sẽ ảnh hưởng đến khả năng nhai và nuốt của người bệnh.
- Viêm phổi: Tình trạng nuốt thức ăn khó khăn sẽ làm tăng nguy cơ sặc và hóc thức ăn vào phổi. Từ đó dẫn đến nguy cơ thức ăn làm tắc nghẽn đường hô hấp và gây viêm phổi.
- Mất khả năng tự chăm sóc bản thân: Tình trạng sa sút trí tuệ tiến triển sẽ dẫn đến khó khăn trong việc tắm rửa, thay đồ, chải đầu, đánh răng. Thậm chí khả năng tự đi vệ sinh hoặc uống thuốc cũng phải phụ thuộc vào người chăm sóc.
- An toàn của bản thân gặp thách thức: Một số tình huống trong cuộc sống có thể không đảm bảo được an toàn cho người mắc sa sút trí tuệ, bao gồm việc lái xe, nấu ăn, đi bộ hoặc sinh hoạt một mình.
- Tử vong: Giai đoạn cuối của chứng bệnh này sẽ dẫn đến tình trạng hôn mê và thậm chí tử vong do nhiễm trùng.
Nguồn tham khảo:
Dementia
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dementia/symptoms-causes/syc-20352013
What Is Dementia?
https://www.alz.org/alzheimers-dementia/what-is-dementia
What Is Dementia? Symptoms, Types, and Diagnosis
https://www.nia.nih.gov/health/what-is-dementia
What Is Dementia?
https://www.cdc.gov/aging/dementia/index.html
Ginkgo Biloba extract as an adjunctive treatment for ischemic stroke
https://journals.lww.com/md-ournal/Fulltext/2020/01100/Ginkgol_Biloba_extract_as_an_adjunctive_treatment.26.aspx
Ginkgo biloba
https://www.mountsinai.org/health-library/herb/ginkgo-biloba
Thạc sĩ – Dược sĩ – Giảng viên Lê Thị Mai có 9 năm kinh nghiệm trong dược lâm sàng cũng như lĩnh vực nhiều lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, trong đó chuyên sâu nhất về thuốc kháng sinh, bệnh học tổng quan, đái tháo đường và ung thư ung bướu.
Thẻ của bài viết: sa sút trí tuệ