Tin Tức

Thiếu máu lên não có nguy hiểm không? Làm sao để cải thiện?

(08-10-2021)

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Máu không lên não hay còn gọi là hiện tượng thiếu máu lên não, là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đột quỵ, một biến chứng rất nguy hiểm. Theo số liệu thống kê trên báo Công an nhân dân tháng 12 năm 2020, ở Việt Nam có gần 200,000 người bị đột quỵ mỗi năm, tỷ lệ tử vong lên tới 20% các trường hợp này.

Vì thế, mỗi người cần quan tâm đến sức khoẻ, cũng như lưu ý các triệu chứng của thiếu máu não để phát hiện và điều trị kịp thời.

1. Nguyên nhân thiếu máu não

Não bộ cũng giống như những cơ quan khác trong cơ thể, rất cần có oxy để duy trì các hoạt động sống. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể tác động đến quá trình tuần hoàn máu lên não, khiến não không được cung cấp đủ dưỡng chất và oxy. Hiện tượng này được gọi là tình trạng thiếu máu não, gây tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Các yếu tố có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu não bao gồm:

  • Mạch máu bị thu hẹp
  • Mạch máu bị tắc nghẽn
  • Xuất hiện cục máu đông bên trong mạch máu
  • Vỡ mạch máu

Xơ vữa động mạch là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng các mạch máu hẹp hoặc tắc nghẽn, dẫn đến thiếu máu lên não.Đây là hiện tượng tích tụ chất béo, hình thành mảng bám bên trong động mạch. Các mảng bám này cấu tạo chủ yếu từ cholesterol và canxi nên có thể khiến động mạch trở nên xơ cứng, gây cản trở lưu thông máu bên trong cơ thể.

máu không lên não

2. Máu không lên não ảnh hưởng đến sức khỏe ra sao?

Các triệu chứng giảm lưu lượng máu lên não có thể tương tự như các triệu chứng của đột quỵ. Khi lưu lượng máu lên não đột ngột giảm xuống có thể gây ra các triệu chứng tương tự như đột quỵ. Các triệu chứng này có thể là:

  • Nói lắp
  • Cảm giác yếu ở tay, chân
  • Khó nuốt
  • Mất thăng bằng
  • Hoa mắt, mất thị lực một phần hoặc hoàn toàn
  • Chóng mặt
  • Tê hoặc ngứa ra
  • Nôn hoặc buồn nôn

Khi nhận thấy các biểu hiện của thiếu máu não này, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị. Phát hiện và can thiệp kịp thời có thể giảm thiểu tổn thương cho não bộ, giúp khả năng phục hồi sức khoẻ cao hơn.

Hiện tượng máu không lên não nếu không được chữa trị sớm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, bao gồm:

Đột quỵ

Máu không lên não khiến các tế bào não không nhận được chất dinh dưỡng cần thiết. Điều này có thể làm giảm sự vận hành bình thường của não bộ. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này kéo dài trên 5 phút có thể giết chết các tế bào thần kinh, gây ra cơn đột quỵ.

Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua (TIA)

Cục máu đông hoặc một mảnh mảng bám rơi ra khỏi thành động mạch có thể làm tắc nghẽn mạch máu. Nếu điều này xảy ra trong thời gian ngắn và khối tắc nghẽn vỡ ra, nó có thể gây ra cơn thiếu máu thoáng qua (TIA).

Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua không để lại tổn thương lâu dài. Tuy nhiên, đây là một dấu hiệu cảnh báo quan trọng cho đột quỵ. Các triệu chứng chỉ kéo dài trong vài phút. Khi đó, người bệnh có thể bị rối loạn tinh thần đột ngột, đột ngột yếu hoặc tê, mất thăng bằng đột ngột hoặc đau đầu đột ngột và dữ dội.

Chứng phình động mạch não

Các mạch máu trong não có thể suy yếu và sưng lên. Hiện tượng này được gọi là chứng phình động mạch não. Huyết áp cao, động mạch bị thu hẹp hoặc chấn thương đầu có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Nếu một mạch máu trong não bị vỡ, nó có thể gây ra hiện tượng xuất huyết trong não, làm tổn thương hoặc phá hủy các tế bào não.

3. Những ai dễ mắc phải bệnh thiếu máu lên não?

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu lên não bao gồm:

  • Giới tính
  • Độ tuổi
  • Tiền sử gia đình và di truyền
  • Huyết áp cao
  • Các bệnh lý động mạch
  • Hút thuốc lá
  • Ít vận động hoặc béo phì

máu không lên não

4. Cách phòng ngừa thiếu máu lên não như thế nào?

Thiếu máu não ở người trẻ tuổi ngày càng trở nên phổ biến. Do đó, để ngăn ngừa các trường hợp đáng tiếc, mỗi người cần lưu ý đặc biệt đến sức khoẻ của bản thân.

Việc xây dựng một lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp giảm thiểu nguy cơ máu không lên não và biến chứng đột quỵ có thể xảy ra:

  • Uống ít nhất 5 cốc nước mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ tăng huyết áp và giúp tuần hoàn máu tốt hơn.
  • Hạn chế các món ăn mặn, giảm lượng muối trong quá trình nêm nếm thức ăn.
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất, vitamin D, magiê và omega-3 EPA/DHA vào bữa ăn hàng ngày. Có thể dùng viên uống tổng hợp nếu chế độ ăn uống hàng ngày không cung cấp đủ dinh dưỡng.
  • Ăn một ít sô cô la đen mỗi ngày.
  • Bổ sung nhiều củ cải đường, rau xanh, quả mọng, hạt bí ngô và ớt.
  • Tăng cường các loại thực phẩm giàu magie, bao gồm: bơ, quả hạch và các loại hạt vào bữa ăn
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu kali như rau chân vịt và khoai lang.
  • Hạn chế rượu, bia, nước hoa quả đóng chai và nước ngọt (kể cả nước ngọt dành cho người ăn kiêng).
  • Ngủ đủ giấc, từ 7 đến 8 giờ mỗi đêm.

Bên cạnh đó, có thể tham khảo việc bổ sung viên uống chứa thành phần Ginkgo biloba Phytosome cải thiện suy tuần hoàn não và các biểu hiện chức năng như chóng mặt, nhức đầu, di chứng tai biến mạch máu não. Tuy nhiên, hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa khi muốn sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để đảm bảo an toàn nhé.


Người dùng tìm kiếm: rối loạn tuần hoàn não


Nguồn tham khảo:

What to know about reduced blood flow to the brain

https://www.medicalnewstoday.com/articles/322275

Boost Your Blood Flow, Get Your Memory Back

https://www.amenclinics.com/blog/memory-rescue-blood-flow/

How to Improve Your Circulation

https://www.webmd.com/dvt/ss/slideshow-dvt-improve-circulation

Chia sẻ bài viết ...
Lê Thị Mai

Thạc sĩ – Dược sĩ – Giảng viên Lê Thị Mai có 9 năm kinh nghiệm trong dược lâm sàng cũng như lĩnh vực nhiều lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, trong đó chuyên sâu nhất về thuốc kháng sinh, bệnh học tổng quan, đái tháo đường và ung thư ung bướu.


Thẻ của bài viết: , , , , , ,

có thể bạn quan tâm

Loading...
842838123166