Tin Tức

Mất ngủ ở người già nguy hiểm như thế nào?

(08-03-2021)

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Bạn có biết, giấc ngủ là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe ở người cao tuổi. Nhưng do nhiều tác động khác nhau mà mất ngủ ở người già lại trở thành một vấn đề thường gặp ở cha mẹ, ông bà chúng ta. Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng và gây ra nhiều hệ lụy với sức khỏe và hệ thần kinh. 

Vậy chứng mất ngủ ở người già có nguyên nhân đến từ đâu? Biện pháp chữa trị như thế nào? Bài viết sau đây sẽ mang đến cho bạn câu trả lời hoàn chỉnh nhất! 

1. Vì sao người già thường hay mất ngủ?

Mất ngủ ở người già là một tình trạng có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Nhưng đây lại là vấn đề mà hầu hết người cao tuổi dễ gặp phải. Vậy nguyên nhân là do đâu? Có thể nói, quá trình lão hóa của cơ thể tác động rất nhiều đến sức khỏe tổng quan của con người và giấc ngủ là một trong những yếu tố chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Những thay đổi về nội tiết, tâm lý, các cơ quan nội tạng bị suy giảm chức năng, bệnh nền tiềm ẩn,… chính là những nguyên nhân khiến cho người cao tuổi dễ bị mất ngủ

Ngoài ra, nhiều người già thường trở nên đặc biệt nhạy cảm với không gian, âm thanh, ánh sáng và tiếng động xung quanh nên cũng rất dễ thức giấc và khó ngủ sâu được.  Chất lượng giấc ngủ kém cũng có thể góp phần gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác.

người già mất ngủ

2. Những rủi ro về sức khỏe khi bị mất ngủ ở người già 

Quá trình lão hóa ảnh hưởng đến những người cao tuổi theo nhiều cách khác nhau. Và tình trạng mất ngủ ở người già là vấn đề xảy ra phổ biến. Một số rối loạn về giấc ngủ đã được các chuyên gia liệt kê cụ thể như sau:

  • Thay đổi thời gian ngủ: Khi con người già đi, nhịp sinh học của cơ thể cũng thay đổi theo thời gian. Nhiều người lớn tuổi trải thường cảm thấy mệt mỏi nhiều hơn vào buổi chiều và thức dậy sớm hơn vào buổi sáng.
  • Thức giấc vào ban đêm: Có nhiều triệu chứng bệnh lý có thể phát tác và tồi tệ hơn vào ban đêm, chẳng hạn như: đau khớp, khó thở, hệ tiêu hóa, hô hấp,… Ngoài ra, việc sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng ngủ sâu nên người cao tuổi thường bị giật mình vào giữa đêm. 
  • Ngủ nhiều hơn vào ban ngày: Tình trạng mất ngủ vào buổi tối sẽ khiến cho ban ngày cơ thể người già luôn trong trạng thái mệt mỏi, đuối sức. Chính vì thế họ thường nghỉ ngơi nhiều hơn vào ban ngày. Tuy nhiên việc ngủ trưa quá 30 phút hoặc ngủ quá nhiều trong ngày cũng sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của buổi tối.

Các nhà nghiên cứu ước tính rằng từ 40% đến 70% người lớn tuổi sẽ gặp phải chứng mất ngủ mãn tính và một số trường hợp không thể xác định được nguyên nhân. Mất ngủ mãn tính có thể gây ra trở ngại cho các hoạt động hàng ngày của người lớn tuổi và làm giảm chất lượng cuộc sống của họ. Những rủi ro về sức khỏe phổ biến mà người già dễ gặp phải nếu không có được giấc ngủ ngon bao gồm:

  • Khó đi vào giấc ngủ mặc dù bạn cảm thấy mệt mỏi.
  • Khó ngủ trở lại khi bị đánh thức.
  • Không cảm thấy sảng khoái sau một đêm ngủ.
  • Luôn cáu kỉnh hoặc buồn ngủ vào ban ngày.
  • Khó tỉnh táo khi ngồi yên, xem ti vi hoặc lái xe.
  • Không thể tập trung vào ban ngày.
  • Phải sử dụng nhiều thuốc ngủ hoặc rượu để đi vào giấc ngủ.
  • Gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc
  • Luôn trong trạng thái không tỉnh táo, uể oải cả ngày 
  • Thời gian lành các vết thương lâu hơn người thường 
  • Cảm thấy đau nhức cơ thể
  • Tần suất tiểu đêm tăng cao
  • Tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý 
  • Ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe hệ thần kinh
  • Gây suy giảm trí nhớ 
  • Tuổi thọ bị rút ngắn. 

mất ngủ ở người già

3. Có thể cải thiện chứng mất ngủ ở người già như thế nào?

Qua phần nội dung bên trên, chắc hẳn bạn đã thấy được tầm quan trọng và những tác động xấu đến nếu người già không có được giấc ngủ ngon. Vậy làm cách nào để giảm thiểu tình trạng mất ngủ ở người già? Dưới đây sẽ là những cách bạn có thể áp dụng cho mình hoặc hướng dẫn người thân để cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt hơn. 

  • Tăng hoóc môn melatonin kích thích cơn buồn tự nhiên bằng cách hạn chế ánh sáng chiếu vào phòng hoặc dùng đèn ngủ công suất thấp.
  • Hạn chế sử dụng điện thoại, máy tính trước giờ ngủ ít nhất 1 tiếng đồng hồ. 
  • Đảm bảo phòng ngủ yên tĩnh, mát mẻ và giường ngủ thoải mái. 
  • Xây dựng lịch trình đi ngủ và thức dậy vào mỗi ngày, ngay cả vào cuối tuần.
  • Tắm nước nóng hoặc ngâm chân trước giờ ngủ
  • Không nên uống các loại rượu, cà phê, trà, soda và sô cô la vào cuối ngày.
  • Tham gia các hoạt động thể thao thường xuyên: đi bộ, bơi lội, đạp xe, khiêu vũ, chơi bowling,… 
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường xuyên ăn rau xanh và bổ sung các loại vitamin mỗi ngày.
  • Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế phiền muộn và lo âu. 

Bên trên là những thông tin tổng quan về căn bệnh mất ngủ ở người già, hy vọng bạn đã hiểu được những rủi ro và nguy hiểm mà nó có thể dẫn đến. Ngoài ra, tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực với sức khỏe của người cao tuổi. Đây cũng là nguyên nhân tiềm ẩn làm tổn thương não bộ, hệ thần kinh, gián tiếp gây ra các vấn đề như: trí nhớ kém, Alzheimer’s, sa sút trí tuệ,… thậm chí là tai biến mạch máu não. Vậy nên bên cạnh việc điều trị chứng mất ngủ, khó ngủ, người cao tuổi cũng cần bồi dưỡng não bộ tốt hơn bằng các sản phẩm bổ sung dưỡng chất cho sức khỏe não bộ.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế ý kiến tư vấn bác sĩ chuyên môn. 

Nguồn tham khảo:

How to sleep well as you age

https://www.helpguide.org/articles/sleep/how-to-sleep-well-as-you-age.htm

Aging and sleep

https://www.sleepfoundation.org/aging-and-sleep

Effects of Insomnia On the Body

https://www.healthline.com/health/insomnia-concerns

Chia sẻ bài viết ...


Thẻ của bài viết: , , , ,

có thể bạn quan tâm

Loading...
842838123166