Tin Tức

Huyết áp thấp nên làm gì?

(19-07-2022)

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Huyết áp thấp hay hạ huyết áp cũng là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng không kém so với cao huyết áp. Để đảm bảo sức khỏe của bản thân, điều bạn cần lưu ý là giữ huyết áp ở mức ổn định. Vậy khi huyết áp thấp nên làm gì, có thể phòng ngừa được không? Mời bạn cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây!

huyết áp thấp nên làm gì

I. Dấu hiệu nhận biết huyết áp thấp

Một số dấu hiệu giúp nhận biết chứng huyết áp thấp bao gồm:

  • Mắt mờ hoặc trở nên mờ dần
  • Choáng váng, chóng mắt
  • Mệt mỏi, khó tập trung
  • Buồn nôn
  • Ngất xỉu

Trong một số trường hợp, huyết áp thấp xảy ra một cách tiềm ẩn và đột ngột. Huyết áp thấp đột ngột có thể gây ra một số nguy hiểm nhất định như chóng mặt và ngất xỉu, thậm chí nghiêm trọng hơn là đe dọa đến tính mạng.

Ngoài ra, huyết áp thấp có thể dẫn đến hiện tượng sốc, bao gồm các dấu hiệu như:

  • Suy giảm ý thức
  • Cảm thấy lạnh ngoài da, xanh xao
  • Thở nông và gấp
  • Mạch yếu

II. Huyết áp thấp nên làm gì

Bạn cần đảm bảo các hoạt động như theo dõi chế độ ăn, duy trì vận động và sử dụng thuốc

1. Theo dõi chế độ ăn

Hãy đảm bảo bạn uống đủ nước và hạn chế rượu bia. Các loại đồ uống có cồn như rượu có khả năng làm mất nước và hạ huyết áp. Trong khi đó, nước lại giúp cơ thể tăng lượng máu và ngăn ngừa được các hậu quả do mất nước gây ra.

Để hạn chế nguy cơ hạ huyết áp đột ngột sau bữa ăn, hãy chia nhỏ thành nhiều bữa/ngày. Bạn cũng nên cân nhắc sử dụng các thực phẩm low-carb (ít carbohydrate) và hạn chế các thực phẩm như khoai tây, gạo, mì, bánh mì…

Ngoài ra, bạn cũng nên thận trọng khi uống cà phê hoặc đồ uống chứa caffeine vì chúng có khả năng gây mất nước. Do đó, nếu bạn đã quen với việc dùng cà phê vào mỗi sáng, hãy đảm bảo bạn sẽ bù nước cho cơ thể qua các loại đồ uống không chứa cồn/caffeine.

2. Vận động lành mạnh

huyết áp thấp nên làm gì

Thời gian trung bình được khuyến khích để vận động mỗi ngày là khoảng 30 phút. Khi luyện tập thể dục để tránh bị hạ huyết áp hoặc tăng huyết áp đột ngột, bạn nên lưu ý:

  • Đừng quên khởi động, làm nóng cơ thể để hạn chế nguy cơ chấn thương
  • Bắt đầu một cách chậm rãi như đi bộ
  • Cân nhắc sử dụng đồng hồ đo nhịp tim
  • Tránh các bài tập hoặc môn thể thao có tính mạo hiểm
  • Giãn cơ sau khi hoàn thành vận động để đảm bảo huyết áp về mức ổn định

3. Huyết áp thấp nên làm gì? – Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc đặc trị cho chứng hạ huyết áp khi đứng lên (hay hạ huyết áp tư thế đứng). Có thể bao gồm thuốc fludrocortisone giúp giữ muối và nước từ đó giữ huyết áp ổn định.

Nếu bạn mắc chứng hạ huyết áp mãn tính, có thể bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng midodrine, đây là một loại thuốc kê đơn giúp tăng huyết áp. Thuốc này giúp mạch máu co lại nhờ đó huyết áp được đẩy lên mức bình thường.

III. Huyết áp thấp nên – không nên làm gì?

1. Huyết áp thấp nên làm gì?

Để có thể hạ huyết áp hiệu quả, bạn nên:

  • Thay đổi tư thế chậm rãi, từ ngồi sang đứng và ngược lại
  • Chậm rãi rời khỏi giường sau khi thức dậy, ngồi dậy từ tốn và đứng lên khi cảm thấy sẵn sàng
  • Nâng đầu giường lên khoảng 15cm
  • Chia nhỏ các bữa ăn và hạn chế vận động mạnh sau khi ăn
  • Uống nhiều nước và giữ cho cơ thể không bị mất nước

2. Huyết áp thấp không nên làm gì?

Ngoài những việc nên làm, để hạn chế nguy cơ hạ huyết áp, bạn cần lưu ý:

  • Không đứng/ngồi quá lâu
  • Không thay đổi tư thế đột ngột, đặc biệt là tư thế cúi người
  • Không nạp caffeine vào buổi tối
  • Không uống quá nhiều rượu bia

 

Nguồn tham khảo:

  • Low blood pressure (hypotension)

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/low-blood-pressure/symptoms-causes/syc-20355465

  • Low blood pressure (hypotension)

https://www.nhs.uk/conditions/low-blood-pressure-hypotension/

  • Understanding Low Blood Pressure — Diagnosis and Treatment

https://www.webmd.com/heart/understanding-low-blood-pressure-treatment

  • Low Blood Pressure (Hypotension)

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21156-low-blood-pressure-hypotension#management-and-treatment

  • Get Started With Exercise to Lower Blood Pressure

https://www.webmd.com/hypertension-high-blood-pressure/ss/slideshow-lowering-bp-tips

Chia sẻ bài viết ...
Lê Thị Mai

Thạc sĩ – Dược sĩ – Giảng viên Lê Thị Mai có 9 năm kinh nghiệm trong dược lâm sàng cũng như lĩnh vực nhiều lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, trong đó chuyên sâu nhất về thuốc kháng sinh, bệnh học tổng quan, đái tháo đường và ung thư ung bướu.


Thẻ của bài viết: ,

có thể bạn quan tâm

Loading...
842838123166