Tin Tức

Huyết áp cao nên uống gì để hạ nhanh? – 7 gợi ý đồ uống cho người cao huyết áp

(16-08-2022)

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Cao huyết áp là một trong những tình trạng sức khỏe phổ biến nhất. Vì đây là nhân tố dẫn đến các biến chứng sức khỏe đáng lo ngại khác như đau tim, suy giảm trí nhớ và thậm chí là đột quỵ… Ngoài các phương pháp y khoa giúp hạ huyết áp, bạn có thể tham khảo bài viết sau để biết huyết áp cao nên uống gì để hạ nhanh.

I. Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến huyết áp thế nào?

Nhiều bằng chứng cho thấy các yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng đến huyết áp. Một số phương pháp giúp hạ huyết áp hiệu quả bao gồm: giảm cân, cắt giảm muối, tăng cường nạp kali, kiểm soát lượng rượu bia nạp vào cơ thể…

Hiện nay, những chứng bệnh liên quan đến huyết áp và tim mạch ở cả trẻ em và người lớn đều tăng khiến nhu cầu giữ huyết áp ở mức ổn định trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

II. Huyết áp cao nên uống gì để hạ nhanh?

Cao huyết áp là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh về tim mạch và đột quỵ. Cách hạ huyết áp hiệu quả nhất chính là thay đổi và kiểm soát chế độ ăn. Chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp duy trì huyết áp ở mức ổn định và hạn chế tối thiểu các tác dụng phụ do việc dùng thuốc gây ra với người bị huyết áp cao. Không chỉ có các món ăn mà một số loại nước uống cũng có khả năng giúp hạ huyết áp. Sau đây là 7 gọi ý huyết áp cao nên uống gì để hạ nhanh.

1. Huyết áp cao nên uống gì để hạ nhanh? – Nước ép củ dền

Những loại rau có màu sắc tươi tắn, chứa ít calo không chỉ đem lại nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào mà còn cung cấp các hợp chất thực vật giúp tăng cường sức khỏe. Đặc biệt hơn là giúp giảm huyết áp, đơn cử là củ dền.

Củ dền chứa nhiều nitrat có lợi trong thực phẩm, đây là một chất được biết đến với chức năng giúp hạ huyết áp. Một nghiên cứu sơ bộ năm 2016 đã phát hiện ra rằng nước ép từ củ dền sống hoặc đã được nấu chín đều có khả năng giúp hạ huyết áp. Tuy nhiên, nước ép củ dền sống được cho là đem lại hiệu quả cao hơn.

2. Nước ép cà chua

Không chỉ các món ăn từ cà chua mà nước ép cà chua cũng có khả năng giúp giảm huyết áp, nhờ vào các khoáng chất có trong cà chua như kali và sắc tố lycopene đặc trưng của cà chua. Bên cạnh đó, ngày càng nhiều các bằng chứng về lợi ích của việc sử dụng nước ép cà chua mỗi ngày để tăng cường sức khỏe tim mạch.

Năm 2019, các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã thử nghiệm để đánh giá lợi ích khi uống nước ép cà chua mỗi ngày đối với những người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nghiên cứu này kết luận rằng nước ép cà chua có khả năng cải thiện huyết áp và thậm chí là chỉ số LDL cholesterol.

3. Nước ép lựu

huyết áp cao nên uống gì để hạ nhanh

Trong lựu không chỉ cung cấp folate (hay vitamin B9) và vitamin C mà còn có tác dụng chống viêm. Thế nên nước ép lựu cũng “góp mặt” vào danh sách các loại nước uống hỗ trợ cho sức khỏe tim mạch nói chung và giúp hạ huyết áp nói riêng.

Một bài đánh giá vào năm 2016 về 8 mẫu thử nghiệm ngẫu nhiên đã cho thấy uống nước ép lựu giúp giảm huyết áp. Tác động của nước ép lựu sẽ tùy thuộc vào thời gian và lượng nước ép được nạp vào. Các nhà khoa học khuyến nghị rằng 240ml là lượng vừa đủ để giúp giảm huyết áp.

Nếu muốn sử dụng loại nước này để giảm huyết áp, hãy đảm bảo bạn không thêm đường vào nước ép lựu nhé.

4. Huyết áp cao nên uống gì để hạ nhanh? – Nước ép cà rốt

Cà rốt là một nguyên liệu quen thuộc và phổ biến trong bữa ăn của các gia đình. Cà rốt là nguồn cung cấp dồi dào các hợp chất tự nhiên có trong thực phẩm như axit chlorogenic, p-coumaric và caffeic. Nhờ đó cà rốt có khả năng giúp mạch máu mở nở và giảm viêm, ừ đó giúp hạ huyết áp.

Cà rốt có thể ăn sống hoặc dùng sau khi được chế biến. Tuy nhiên, một nghiên cứu với 2195 người (40 – 59 tuổi) cho thấy ăn cà rốt sống giúp hạ huyết áp hiệu quả hơn. Nếu muốn dễ tiêu thụ hơn, bạn có thể ép cà rốt để lấy nước uống.

5. Trà gừng

Gừng từ lâu đã là một nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong y học. Vì gừng là loại nguyên liệu đem lại lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe tim mạch, tuần hoàn máu, ổn định mức cholesterol và huyết áp. Gừng có vị cay nhẹ, thơm và dễ kết hợp vào bữa ăn, đặc biệt là các món ăn châu Á. Không chỉ ăn, bạn có thể thêm vài lát gừng vào trà để sử dụng.

Một nghiên cứu được thực hiện với sự tham gia của 4.000 người vào năm 2016 cho rằng sử dụng 2 – 4g gừng mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ bị hạ huyết áp hiệu quả nhất.

6. Huyết áp cao nên uống gì để hạ nhanh? – Trà xanh

huyết áp cao nên uống gì để hạ nhanh

Trà xanh được khuyến cáo sử dụng 5 – 6 tách mỗi ngày để giúp giảm huyết áp và cholesterol. Tuy nhiên, lưu ý không sử dụng trà xanh để thay thế các phương pháp điều trị và kiểm soát huyết áp của bệnh nhân.

Trà xanh dễ uống nhưng tiêu thụ với lượng lớn có thể dẫn đến một số tác dụng phụ.

7. Sữa tách béo

Các sản phẩm sữa ít béo, sữa tách béo và sữa chua không đường là “chìa khóa” cho thực đơn giúp hạ huyết áp.

Một nghiên cứu năm 2018 trên 2.694 người trường thành chứng minh tác động của sữa tách béo và sữa nguyên chất đến huyết áp. Kết quả nghiên cứu cho thấy sữa tách béo hoặc ít béo có hiệu quả tốt trong việc giảm nguy cơ cao huyết áp.

Để đảm bảo chế độ ăn lành mạnh, bạn có thể sử dụng sữa tách béo trong các bữa ăn như ăn kèm với ngũ cốc, sinh tố hoặc thậm chí là cà phê.

III. Một số cách hạ huyết áp khác

1. Luyện tập thể thao

Không chỉ để ý đến huyết áp cao nên uống gì để hạ nhanh, bạn còn cần để tâm đến chế độ luyện tập và một số yếu tố khác. Tập thể dục thể thao (khoảng 150 phút/tuần) có thể giúp hạ huyết áp từ 5 – 8mm Hg (milimet thủy ngân). Quan trọng hơn hết là duy trì thói quen này, vì một khi việc tập luyện gián đoạn, nguy cơ cao huyết áp sẽ trở lại.

Một số bài tập thể dục được gợi ý giúp hạ huyết áp như thể dục nhịp điệu, đi bộ, đạp xe, bơi lội hoặc khiêu vũ. Bạn cũng có thể thử một số bài tập cường độ cao ngắt quãng. Nghĩa là xen kẽ các bài tập nhẹ nhàng sau các bài tập nặng để sức khỏe được khôi phục. Cần lưu ý rằng các bài tập sẽ tùy thuộc vào khả năng và tình trạng của người bệnh.

Rèn luyện sức bền cũng có khả năng giúp hạ huyết áp. Bạn có thể áp dụng một số bài tập rèn luyện sức bền khoảng 2 lần/tuần. Hãy tham khảo bác sĩ hoặc chuyên viên thể thao để được tư vấn về các bài tập thể dục phù hợp với bản thân.

2. Giảm muối trong các bữa ăn

Như đã đề cập ở trên, huyết áp cao nên uống gì để hạ nhanh không chỉ là mối bận tâm duy nhất. Người bị huyết áp cao còn cần giảm một chút muối trong các bữa ăn thường nhật. Việc này sẽ giúp bạn thấy được thay đổi rõ rệt trong việc cải thiện sức khỏe tim mạch và huyết áp của bản thân. Lượng muối được khuyến cáo sử dụng thường nhật tối đa là 2300mg. Đối với người trưởng thành, nếu có thể hạn chế lượng muối nạp vào cơ thể ít hơn 1500mg mỗi ngày, tình trạng sức khỏe tổng thể sẽ được cải thiện hiệu quả hơn.

Để có thể giảm lượng muối trong các bữa ăn, bạn có thể áp dụng một số mẹo sau:

  • Đọc bảng thành phần của các loại thực phẩm chế biến sẵn. Nếu có thể, hãy hạn chế sử dụng các loại thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn.
  • Đừng thêm muối! Trung bình một muỗng cà phê muối đã chứa khoảng 2300mg (mức tối đa nên sử dụng 1 ngày).
  • Không cần cắt giảm muối đột ngột. Thay vào đó, hãy dần dần cắt giảm lượng muối trong bữa ăn hằng ngày để bạn có thể tập quen dần với “cách chế biến mới” này.

3. Sử dụng sản phẩm chứa chiết xuất Ginkgo Biloba

huyết áp cao nên uống gì để hạ nhanh

Bạch quả hay còn được biết đến với tên gọi Ginkgo Biloba là một bài thuốc được sử dụng lâu đời để điều trị các chứng rối loạn máu và vấn đề về trí nhớ. Ngoài ra, Ginkgo biloba còn được biết đến là một thành phần giúp các mạch máu trở nên “thông thoáng” hơn. Hay nói cách khác, Ginkgo biloba có khả năng giúp làm giãn tĩnh mạch, từ đó giúp tuần hoàn máu được cải thiện, giảm nguy cơ hạ huyết áp.

Ngoài ra, bạn còn có thể tham khảo các sản phẩm với chiết xuất Ginkgo biloba, được sản xuất theo công nghệ Phytosome. Nhờ đó mà khả năng hấp thu và sinh khả dụng của hoạt chất được cải thiện rõ rệt. Ginkgo biloba phytosome giúp cải thiện suy tuần hoàn não và các biểu hiện chức năng như đau đầu, chóng mặt, giảm khả năng nhận thức, rối loạn vận động.

Nguồn tham khảo:

  • The Effects of Dietary Factors on Blood Pressure

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28411894/

  • 7 Drinks for Lowering Blood Pressure

https://www.healthline.com/health/drinks-to-lower-blood-pressure

  • The 17 Best Foods for High Blood Pressure

https://www.healthline.com/nutrition/foods-high-blood-pressure

  • 10 Herbs That May Help Lower High Blood Pressure

https://www.healthline.com/nutrition/herbs-to-lower-blood-pressure

  • Effect of green tea consumption on blood pressure: A meta-analysis of 13 randomized controlled trials

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4150247/

  • 10 ways to control high blood pressure without medication

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-pressure/in-depth/high-blood-pressure/art-20046974

  • Ginkgo biloba

https://www.mountsinai.org/health-library/herb/ginkgo-biloba

  • Ginkgo biloba extract improves coronary blood flow in patients with coronary artery disease: role of endothelium-dependent vasodilation

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17564952/

Chia sẻ bài viết ...
Lê Thị Mai

Thạc sĩ – Dược sĩ – Giảng viên Lê Thị Mai có 9 năm kinh nghiệm trong dược lâm sàng cũng như lĩnh vực nhiều lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, trong đó chuyên sâu nhất về thuốc kháng sinh, bệnh học tổng quan, đái tháo đường và ung thư ung bướu.


Thẻ của bài viết: , , ,

có thể bạn quan tâm

Loading...
842838123166