(29-07-2021)
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai
Nội Dung Bài Viết
Được lấy tên từ một bác sĩ người Pháp mô tả lần đầu tiên năm 1862, hội chứng Raynaud thường xuất hiện ở những vùng có khí hậu lạnh. Đây là bệnh lý không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày và chất lượng cuộc sống.
Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những thông tin chi tiết và giúp bạn hiểu rõ hơn về hội chứng Raynaud tím tái đầu chi.
Hội chứng Raynaud là hiện tượng co thắt mạch làm giảm dòng máu nuôi mô cơ quan, thường gặp ở các ngón tay, ít xảy ra ở ngón chân và rất hiếm khi bị ở vùng mũi, tai, hoặc môi. Khi hội chứng Raynaud tê lạnh đầu chi xuất hiện, vùng bị ảnh hưởng chuyển sang màu trắng, sau đó là màu xanh, thường đi kèm với cảm giác tê hay đau… hoặc biến chứng hoại tử (rất hiếm gặp) nếu tình trạng co thắt mạch kéo dài.
Đây là bệnh lý thường gặp khi thời tiết lạnh hoặc các tình huống căng thẳng, dẫn đến việc giảm lưu lượng máu đến cung cấp cho các mô và tế bào.
Hội chứng Raynaud thường được chia thành 2 loại:
Những dấu hiệu điển hình để nhận biết hội chứng Raynaud có thể kể đến như:
Vùng cơ thể bị Raynaud thường có dấu hiệu chuyển sang màu trắng, sau đó trở thành màu xanh, đi kèm là cảm giác lạnh và tê. Khi được làm ấm, máu được cung cấp trở lại đến cho các mô và tế bào thì khu vực đó có thể chuyển sang màu đỏ, cảm giác đau nhói, ngứa ran hoặc sưng lên.
Tình trạng Raynaud nguyên phát thường gặp và ít nguy hiểm hơn. Hiện tại, vẫn chưa có nghiên cứu khẳng định được nguyên nhân dẫn đến hội chứng Raynaud nguyên phát cũng như cách điều trị hội chứng Raynaud này cụ thể. Thông thường, bệnh lý này sẽ có thể tự hết.
Riêng với Raynaud thứ phát, có khá nhiều nguyên do có thể dẫn đến tình trạng này như:
Một số yếu tố nguy cơ dễ mắc phải hội chứng Raynaud nguyên phát có thể kể tới như:
Với Raynaud thứ phát, một số đối tượng dễ mắc phải như:
Hội chứng Raynaud có biểu hiện lâm sàng giữa các người bệnh không giống nhau. Điều này thay đổi tuỳ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, tần suất cũng như khoảng thời gian xảy ra các đợt co thắt mạch. Có những khi Raynaud chỉ xuất hiện vài phút, kéo dài đến vài giờ. Tuy nhiên, nếu tình trạng quá lâu, tuần hoàn máu quá thấp diễn ra trong thời gian dài, khu vực bị hội chứng Raynaud có thể bị hoại tử – dù rất hiếm khi xảy ra.
Hầu hết, bệnh lý này được chẩn đoán dựa trên tình hình bệnh sử và kết quả xét nghiệm của bệnh nhân. Trước tiên, nếu bác sĩ phán đoán đây là bệnh lý của hội chứng Raynaud, một số câu hỏi liên quan có thể được đề cập tới. Sau khi kiểm tra các ngón tay và ngón chân (vùng bị tác động chủ yếu), nếu nghi ngờ tình trạng này do vấn đề sức khỏe khác gây ra, bệnh nhân có thể được yêu cầu lấy máu để xét nghiệm cho chính xác.
Mục đích của những xét nghiệm này là tìm các tình trạng có liên quan đến bệnh Raynaud thứ phát, thường gặp nhất là bệnh Lupus và viêm khớp dạng thấp.
Việc điều trị hội chứng Raynaud là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các biện pháp điều trị và phòng ngừa mới có thể đạt được kết quả tốt nhất, tránh tình trạng tái phát.
Nguồn tham khảo:
Raynaud disease
https://medlineplus.gov/raynaudsdisease.html
Raynaud disease
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/raynauds-disease/symptoms-causes/syc-20363571
Raynauds
https://www.nhs.uk/conditions/raynauds/
Thẻ của bài viết: Hội chứng Raynaud, Raynaud, Raynaud nguyên phát, Raynaud thứ phát
Loading...