Bài Tập Não Bộ

3 cách kiểm tra nguy cơ đột quỵ tại nhà

(21-12-2021)

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Những năm gần đây, cụm từ “đột quỵ” bỗng trở nên phổ biến trong các bản tin về sức khỏe và thông tin đại chúng. Kéo theo đó là nỗi băn khoăn của công chúng về sự nguy hiểm của tình trạng sức khỏe này. Vậy liệu có thể kiểm tra đột quỵ để phát hiện sớm, phòng ngừa và điều trị kịp thời không? Cùng theo dõi bài viết để biết 3 cách kiểm tra nguy cơ đột quỵ tại nhà nhé!

I. Đột quỵ là bệnh gì?

Để kiểm tra đột quỵ, bạn cần biết được đột quỵ là gì và nguyên nhân gây đột quỵ là do đâu. Từ đó mới có thể xác định và kiểm tra đột quỵ chính xác hơn. Đột quỵ là tình trạng do thiếu máu cục bộ hoặc vỡ mạch máu gây ra, trong đó đột quỵ do thiếu máu cục bộ phổ biến nhất.

Đột quỵ thường thể hiện một số dấu hiệu như: đi lại khó khăn, đau đầu, mắt mờ, tê liệt mặt hoặc một bên cơ thể… Tiên lượng của bệnh nhân đột quỵ phụ thuộc rất lớn vào thời gian. Do đó sau khi phát hiện các triệu chứng đột quỵ, cần nhanh chóng liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.

Những đối tượng dễ bị đột quỵ bao gồm người trên 65 tuổi, người có tiền sử bị cao huyết áp, cholesterol cao, béo phì…

II. 3 cách kiểm tra nguy cơ đột quỵ tại nhà

Một nhóm nghiên cứu đột quỵ cho rằng chỉ với 1 phút để nhận thấy một người có nguy cơ đột quỵ. Đặc biệt hơn khi các cách kiểm tra đột quỵ này vô cùng đơn giản và cả trẻ em cũng có thể hỗ trợ thực hiện. Sau đây là 3 trong số các cách phát hiện đột quỵ đơn giản này.

Bài kiểm tra đột quỵ 1 – Đứng 1 chân

kiểm tra đột quỵ

Cách kiểm tra đột quỵ này giúp đánh giá khả năng giữ thăng bằng từ đó có thể hỗ trợ theo dõi tình trạng não bộ. Trong đó bao gồm cả tình trạng đột quỵ. Để thực hiện bài kiểm tra này, bạn hãy:

  • Bước 1: Mắt mở, hai tay chống hông
  • Bước 2: Không tựa người hoặc bám tay vào bất cứ vật hỗ trợ nào
  • Bước 3: Chậm rãi nhấc 1 chân khỏi mặt đất

Nếu không thể giữ được tư thế này ít hơn 5 giây, rất có thể bạn đang gặp vấn đề về giữ thăng bằng. Đây là dấu hiệu của nhiều bệnh lý về sức khỏe, trong đó bao gồm cả đột quỵ. Do đó, hãy đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và hỗ trợ điều trị kịp thời trong trường hợp cần thiết.

Bài kiểm tra đột quỵ 2 – Khả năng vận động (cơ mặt, cánh tay)

kiểm tra đột quỵ

Có 2 cách thực hiện bài kiểm tra đột quỵ này, bạn có thể tự thực hiện hoặc hỗ trợ người thân kiểm tra sự cân xứng của 2 bên mặt theo các bước như sau:

  • Bước 1: Yêu cầu họ nhoẻn miệng cười
  • Bước 2: Quan sát kỹ sự đối xứng của 2 bên mặt hoặc miệng.
  • Bước 3: Chú ý để bên có chuyển động chậm hơn

Ngoài ra, bạn còn có thể kiểm tra khả năng đưa tay lên cao bằng cách:

  • Bước 1: Nếu đang ngồi, hãy nâng 2 cánh tay lên trước mặt, vuông góc với cơ thể. Nếu đang nằm thì chỉ cần đưa tay lên cao 45 độ so với nền, sàn hoặc giường.
  • Bước 2: Yêu cầu bệnh nhân giữ tay ở vị trí đó trong vòng 5 giây
  • Bước 3: Quan sát xem có cánh tay nào khó chuyển động theo ý muốn hoặc không thể giữ ở vị trí đó lâu bằng tay còn lại không.

Khi nhận thấy người thân không thể thực hiện bài kiểm tra này, cần nhanh chóng đưa họ đến cơ sở gần nhất càng sớm càng tốt.

Bài kiểm tra đột quỵ 3 – Khả năng giao tiếp

Để thực hiện bài kiểm tra đột quỵ này, việc duy nhất bạn cần làm là trò chuyện và quan sát. Hãy yêu cầu đối tượng lặp đi lặp lại một câu nói đơn giản. Ví dụ như: “Hôm nay là một ngày thật tuyệt.”

Vì đây là những cách kiểm tra đột quỵ vô cùng đơn giản nên chúng cần được chia sẻ rộng rãi, để giúp nhiều người được hỗ trợ y tế và điều trị đột quỵ kịp thời hơn. Đặc biệt lưu ý, khi nhận thấy người thân không thể thực hiện bài kiểm tra này, cần nhanh chóng đưa họ đến phòng cấp cứu ở cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt.

III. Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ là gì?

kiểm tra đột quỵ

Sau khi kiểm tra và phát hiện nguy cơ đột quỵ của bản thân hoặc người khác, có lẽ nhiều người sẽ có cùng thắc mắc về nguyên nhân gây đột quỵ. Như đã đề cập ở phần định nghĩa về đột quỵ, tình trạng này do 2 nguyên nhân chính gây ra:

  • Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Đây là nguyên nhân gây đột quỵ phổ biến nhất. Tuy nhiên vẫn có thể phòng tránh được nếu bạn tìm hiểu đúng và đủ về nguyên nhân này. Thường tình trạng thiếu máu cục bộ xảy ra khi xuất hiện cục máu đông trong mạch máu, làm cản trở máu và oxy đến não.
  • Đột quỵ do vỡ mạch máu não: Tuy đây là nguyên nhân gây đột quỵ ít phổ biến hơn, nhưng bạn vẫn cần hiểu rõ nguyên nhân này để có thể phòng ngừa hiệu quả hơn. Hiện tượng mạch máu não bị rò rỉ hoặc vỡ “vô tình” gây áp lực lớn đến các tế bào não khiến chúng bị tổn thương và dẫn đến đột quỵ.

Ngoài ra, tình trạng cơn thiếu máu thoáng qua (TIA) cũng được xem là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ. Bên cạnh đó, tình trạng này còn có tên gọi khác là cơn đột quỵ nhỏ (mini-stroke).

Cải thiện tuần hoàn máu để có thể hạn chế nguy cơ đột quỵ

kiểm tra đột quỵ

Để hạn chế được một số yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ, bạn có thể tham khảo về sản phẩm chứa chiết xuất Ginkgo biloba (bạch quả). Đây là thành phần được sử dụng lâu năm trong y học Trung Hoa nhằm chữa trị nhiều chứng bệnh về rối loạn tuần hoàn, đặc biệt giúp cải thiện tuần hoàn máu.

Ngoài ra, có thể tham khảo các sản phẩm có chiết xuất từ Ginkgo biloba được bào chế với công nghệ Phytosome từ Ý, giúp tăng hấp thu và sinh khả dụng. Ginkgo biloba Phytosome hỗ trợ điều trị các chứng suy tuần hoàn não: chóng mặt, nhức đầu, rối loạn vận động; di chứng tai biến mạch máu não.

Hy vọng bài viết đem lại những thông tin hữu ích cho bạn về những cách kiểm tra đột quỵ. Tuy nhiên, những thông tin này không thay thế chẩn đoán của chuyên gia. Khi phát hiện bất ai có dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe, đặc biệt là dấu hiệu đột quỵ, cần nhanh chóng đưa họ đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.

 

Nguồn tham khảo:

  • Stroke Signs and Symptoms

https://www.cdc.gov/stroke/signs_symptoms.htm

  • Stroke

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/stroke/symptoms-causes/syc-20350113

  • Single Leg Stance Test

https://www.physio-pedia.com/Single_Leg_Stance_Test 

  • Got a Minute? You Could Diagnose Stroke

https://www.webmd.com/stroke/news/20030213/got-minute-you-could-diagnose-stroke

  • Spot a stroke F.A.S.T.

https://www.heart.org/-/media/Stroke-Files/FAST-Resources/ucm_467905.pdf

  • Stroke: Assessment

https://www.physio-pedia.com/Stroke:_Assessment

Chia sẻ bài viết ...


Thẻ của bài viết: , , , ,

có thể bạn quan tâm

Loading...
842838123166