(23-12-2021)
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai
Nội Dung Bài Viết
Cả 2 tình trạng đột quỵ và nhồi máu cơ tim đều là những biểu hiện bệnh lý nguy hiểm có thể gây đe dọa đến tính mạng, có tỷ lệ tử vong cao. Người gặp phải 1 trong 2 vấn đề này đều cần được phát hiện và xử trí kịp thời. Tuy nhiên, bạn cũng cần phân biệt rõ 2 trường hợp này để giúp đỡ bệnh nhân có thể được cấp cứu tốt hơn. Bài viết sau đây sẽ mang đến cho bạn những thông tin cần thiết về nhồi máu cơ tim và đột quỵ!
Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu về khái niệm của từng tình trạng nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não, xảy ra khi lượng oxy lên não bị gián đoạn, do huyết khối (xảy ra do tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu, hút thuốc lá, đái tháo đường)hoặc do một mạch máu trong não bị vỡ. Lúc này đây, não sẽ không có đủ oxy để cung cấp dinh dưỡng cho các tế bào. Trong vòng 5 phút, các tế bào não bắt đầu chết, người bị đột quỵ có thể rơi vào trạng thái bất tỉnh hoặc hôn mê sâu. Đột quỵ não gồm hai thể là: đột quỵ thiếu máu não và đột quỵ xuất huyết não.
Nhồi máu cơ tim hay cơn đau tim cấp được xem là một bệnh lý tim mạch. Tình trạng này xảy ra là do sự gián đoạn của lưu lượng máu. Quá trình trì trệ này là do sự hình thành của các mảng bám trong các động mạch. Sự tích tụ này làm cho máu lưu thông đến tim khó khăn hơn theo thời gian, dẫn đến tổn thương hoặc giảm chức năng hoạt động của cơ tim. Vì các tế bào não không nhận được oxy trong cơn đột quỵ, nên ngay cả cơ tim cũng bắt đầu chết khi không nhận được oxy. Ở giai đoạn này, điều rất cần thiết là khởi động lại máu và oxy đến tim để ngăn chặn bất kỳ tổn thương nào thêm cho tim.
Có hai nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ não: động mạch bị tắc nghẽn mạch máu (đột quỵ do thiếu máu cục bộ hoặc do huyết khối) hoặc rò rỉ hoặc vỡ mạch máu (đột quỵ xuất huyết). Một số người có thể chỉ bị gián đoạn tạm thời lưu lượng máu đến não, được gọi là cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA) và không gây ra các triệu chứng lâu dài.
Triệu chứng bệnh đột quỵ thường gặp:
Ngoài ra bạn có thể áp dụng theo tiêu chí FAST để xem xét tình trạng người bệnh:
Nhồi máu cơ tim thường xảy ra khi một hoặc nhiều động mạch vành bị tắc nghẽn mạch máu. Theo thời gian, sự tích tụ chất béo như cholesterol, tạo thành các mảng bám có thể làm hẹp động mạch (xơ vữa động mạch). Tình trạng này, được gọi là bệnh động mạch vành, gây ra hầu hết các cơn đau tim. Trong cơn đau tim, mảng bám có thể bị vỡ khiến cho cholesterol và các chất khác hòa vào máu hình thành cục máu đông gây tắc mạch máu. Nếu cục máu đông lớn, nó có thể chặn dòng chảy của máu qua động mạch vành, khiến cho oxy và chất dinh dưỡng không thể chảy vào tim.
Các biểu hiện của nhồi máu cơ tim thường có thể tích tụ trong một khoảng thời gian (vài giờ hoặc thậm chí vài ngày) hoặc xảy ra đột ngột. Các triệu chứng phổ biến là:
Trong trường hợp nhồi máu cơ tim tái phát, người bệnh cần được cấp cứu hỗ trợ kích tim ngay lập tức.
Người mắc phải tình trạng đột quỵ và nhồi máu cơ tim có thể dẫn đến hôn mê bất tỉnh. Nếu gặp những tình huống như này điều quan trọng nhất là bạn hãy gọi điện đến số cấp cứu 115 để kêu gọi sự trợ giúp ý tế cho bệnh nhân. Quá trình cấp cứu diễn ra càng sớm thì cơ hội cứu sống được người bệnh và ngăn ngừa các biến chứng xảy ra càng cao.
Để chẩn đoán tình trạng, các bác sĩ sẽ xem qua một bản tóm tắt nhanh về các triệu chứng và tiền sử bệnh. Người bệnh sẽ được chụp CT, MRI để xác định vị trí chảy máu trong não. Sau đó, đo điện tâm đồ để kiểm tra sức khỏe của cơ tim. Ngoài ra còn có xét nghiệm máu để phân tích các protein trong cơ thể.
Hiện nay, các phương pháp điều trị thường được dựa vào loại đột quỵ mà người bệnh mắc phải. Sau các kiểm tra chẩn đoán tình hình bác sĩ sẽ tiến hành chữa trị cho từng trường hợp:
Các phương pháp thực hiện sẽ liên quan đến việc khôi phục tuần hoàn máu não bằng việc dùng các loại thuốc phá vỡ cục máu đông và ngăn chặn sự hình thành các cục máu đông khác. Bác sĩ có thể cho dùng thuốc làm loãng máu như aspirin hoặc tiêm chất kích hoạt plasminogen mô (TPA).
Điều trị tình trạng đột quỵ do xuất huyết não sẽ tập trung vào việc kiểm soát chảy máu và làm giảm áp lực lên não. Bác sĩ có thể dùng thuốc làm giảm áp lực trong não và kiểm soát huyết áp tổng thể, cũng như ngăn ngừa co giật và bất kỳ sự co thắt đột ngột nào của mạch máu.
Mỗi phút sau cơn đau tim, nhiều mô tim bị suy thoái hoặc chết. Phục hồi lưu lượng máu nhanh chóng giúp ngăn ngừa tổn thương tim. Một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị nhồi máu cơ tim bao gồm:
Ngoài thuốc, bạn có thể thực hiện một trong các phương pháp sau để điều trị nhồi máu cơ tim:
Học cách ngăn ngừa nhồi máu cơ tim và đột quỵ từ hôm nay
Hiện nay không chỉ người cao tuổi mà kể cả người trẻ cũng có thể mắc phải tình trạng nhồi máu cơ tim và đột quỵ bất kỳ lúc nào, cả hai đều là bệnh lý nguy hiểm, gây tử vong cao. Chính vì thế, chúng ta nên trong tâm thế phòng bệnh hơn chữa bệnh. Ngoại trừ những yếu tố như tuổi tác tiền sử gia đình, bạn có thể kiểm soát sức khỏe của mình bằng cách thực hiện một lối sống lành mạnh để giảm tỷ lệ mắc phải và ngăn chặn các biến chứng của các vấn đề trên.
Dưới đây là một số cách giúp bạn nâng cao sức khoẻ mỗi ngày:
Đặc biệt, ngoài những cách phòng chống đột quỵ bằng chế độ ăn uống và lối sống, bạn có thể sử dụng chiết xuất từ Ginkgo biloba để hỗ trợ điều trị tình trạng thiểu năng tuần hoàn não, chấn thương sọ não hoặc giảm thiểu triệu chứng đau đầu, chóng mặt,… Các thành phần chính có trong viên uống Ginkgo biloba bao gồm flavonoids, terpenoids (ginkgolides và bilobalide) và các axit hữu cơ khác nhau. Chiết xuất tiêu chuẩn thường chứa 24% flavonoid và 6% terpenoids. Đây là các dưỡng chất chống oxy hóa, làm trung hòa các gốc tự do, có tác dụng tái tạo bảo vệ trên các tế bào và mô thần kinh và giúp hỗ trợ phục hồi chức năng và phòng ngừa cơn đột quỵ.
Bạn có thể tham khảo các sản phẩm có chứa Ginkgo biloba được ứng dụng công nghệ Phytosome độc quyền từ Ý, giúp tăng hấp thu hoạt chất và tăng sinh khả dụng; cải thiện suy tuần hoàn não và biến chứng nguy hiểm của tai biến mạch máu não.
Trên đây chúng tôi đã trình bày cụ thể về bệnh nhồi máu cơ tim và đột quỵ, triệu chứng, cách phân biệt nhồi máu cơ tim và đột quỵ cũng như các biện pháp ngăn ngừa. Hi vọng sẽ đem đến những thông tin bổ ích đến với người đọc.
*Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế các tư vấn, chuẩn đoán từ bác sĩ chuyên khoa.
Nguồn tham khảo:
Cardiology Grand Rounds: The Inova Dudley Family Center Visiting Professor Series
https://www.inovaheart.org/smarthearts/heart-attack-vs-stroke
Is It a Stroke or a Heart Attack?
https://www.healthline.com/health/stroke-vs-heart-attack#prevention
Heart attack vs stroke – what’s the difference? – Điểm khác nhau giữa nhồi máu cơ tìm và đột quỵ
https://www.narayanahealth.org/blog/heart-attack-vs-stroke-whats-the-difference/
Stroke
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/stroke/symptoms-causes/syc-20350113
Heart attack – Nhồi máu cơ tim
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heart-attack/diagnosis-treatment/drc20373112
Thạc sĩ – Dược sĩ – Giảng viên Lê Thị Mai có 9 năm kinh nghiệm trong dược lâm sàng cũng như lĩnh vực nhiều lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, trong đó chuyên sâu nhất về thuốc kháng sinh, bệnh học tổng quan, đái tháo đường và ung thư ung bướu.
Thẻ của bài viết: dấu hiệu đột quỵ, dấu hiệu nhồi máu cơ tim, đột quỵ, đột quỵ và nhồi máu cơ tim, nguyên nhân đột quỵ, nguyên nhân nhồi máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, phân biệt đột quỵ, Tai biến
Loading...