Tin Tức

Dấu hiệu đột quỵ khi ngủ và cách phòng ngừa

(16-08-2022)

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Thật khó xác định thời điểm xuất hiện đột quỵ khi ngủ. So với đột quỵ khi tỉnh, tai biến mạch máu não khi ngủ diễn ra một cách âm thầm, có nguy cơ tử vong cao hơn, nếu sống sót cũng để lại di chứng nặng hơn cho bệnh nhân. Để tìm hiểu thêm về đột quỵ khi ngủ là gì, nguyên nhân dẫn đến đột quỵ trong lúc ngủ và các yếu tố nguy cơ nào cần được phòng ngừa, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

I. Vì sao xuất hiện đột quỵ khi ngủ?

Đột quỵ khi ngủ không có nhiều sự khác biệt so với đột quỵ khi tỉnh, đều được gây ra bởi sự gián đoạn trong việc lưu thông máu lên não. Trong đó, có hai tình trạng phổ biến là nhồi máu não (hay còn gọi là đột quỵ thiếu máu cục bộ) và xuất huyết não (đột quỵ xuất huyết não).

Các dấu hiệu đột quỵ diễn ra trong lúc ngủ thường khó phát hiện, dẫn đến chậm trễ thời gian vàng dành cho việc cứu chữa (3 tiếng đồng hồ sau khi phát hiện các dấu hiệu đầu tiên). Do đó, bệnh nhân đột quỵ khi ngủ thường có tỷ lệ tử vong cao hơn và mức độ di chứng để lại cũng nặng hơn sau khi được điều trị.

Dưới đây là một số yếu tố có thể gây nên đột quỵ trong lúc ngủ:

dấu hiệu đột quỵ khi ngủ

  • Tuổi tác: Dựa trên kết quả của nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, tuổi tác càng lớn thì nguy cơ mắc đột quỵ càng cao. Theo Học viện thần kinh Hoa Kỳ (AAN) cho biết, độ tuổi trung bình của người bị tai biến mạch máu khi ngủ là 72 tuổi. Trong khi đó, độ tuổi trung bình đột quỵ lúc tỉnh là 70 tuổi.
  • Ngưng thở khi ngủ: Các nhà khoa học cho biết, việc ngưng thở 30 lần/giờ được gọi là chứng ngưng thở khi ngủ. Chúng làm cản trở sự hô hấp và gây thiếu hụt lượng oxy đi vào máu. Rõ ràng là có mối liên hệ giữa ngưng thở khi ngủ và đột quỵ, đây vừa được xem là yếu tố nguy cơ của đột quỵ vừa có thể là biến chứng sau đột quỵ – người bị đột quỵ khi ngủ thường ngáy hơn (90,5%) so với những người đột quỵ khi tỉnh (70%).
  • Rối loạn lipid máu (Mỡ máu): Cholesterol cao là một yếu tố nguy cơ của đột quỵ.
  • Huyết áp cao (hay là tăng huyết áp) nếu không được kiểm soát thường xuyên cũng dễ dẫn đến bệnh đột quỵ. Huyết áp cao gây tăng áp lực máu lên thành mạch làm tăng nguy cơ dẫn đến nhồi máu não khi ngủ.
  • Hút thuốc lá: Thuốc lá là một tác nhân gây hại đến sức khỏe, làm tăng nguy cơ gây xuất huyết não.

II. Những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ khi ngủ?

Đột quỵ khi ngủ xuất hiện những dấu hiệu khá tương tự như đột quỵ khi tỉnh như:

  • Mặt bị méo một bên.
  • Cánh tay hoặc chân yếu đi.
  • Khó khăn trong giao tiếp.
  • Chóng mặt.
  • Tầm nhìn hạn chế.
  • Suy giảm nhận thức.
  • Mất tự chủ (Mất khả năng kiểm soát nước tiểu).

Những dấu hiệu này xuất hiện âm thầm trong lúc ngủ, khó có thể được người ngoài phát hiện, khi biết đến thường đã muộn. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể tự phát giác khi đột nhiên liệt một bên mặt, đau đầu dữ dội… Nếu được cứu chữa kịp thời trong vòng 3 giờ đồng hồ, sẽ giúp làm giảm tổn thương não và di chứng để lại.

III. Thói quen xấu nào gây đột quỵ trong lúc ngủ?

dấu hiệu đột quỵ khi ngủ

Đột quỵ lúc ngủ xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng nhìn chung chúng đến từ một số thói quen xấu dưới đây:

  • Hút thuốc lá: Thuốc lá cùng với huyết áp cao, cholesterol cao chính là một trong những tác nhân chính ảnh hưởng đến sức khỏe, tăng nguy cơ đột quỵ. Mỗi lần hút thuốc, bạn sẽ đưa trực tiếp khoảng 5000 chất hóa học vào cơ thể – rất nhiều trong số chúng là chất độc hại. Một trong những chất hóa học có thể kể đến đó là
    CO có khả năng làm giảm lượng oxy trong tế bào hồng cầu của máu, tăng cholesterol.
  • Ăn khuya: Ăn khuya do tính chất công việc hoặc do thói quen thường xuất hiện nhiều ở giới trẻ. Thói quen ăn khuya hay ăn các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đường khiến bạn có nhiều khả năng bị thừa cân, cao huyết áp, tiểu đường, cholesterol cao có thể dẫn tới xơ vữa động mạch, hình thành các cục máu đông và gây đột quỵ.
  • Ít vận động: Lười vận động cũng là một thói quen xấu có thể dẫn đến đột quỵ. Các chuyên gia khuyến khích nên tập được ít nhất 150 phút mỗi tuần (trung bình khoảng 30 phút mỗi ngày), ở cường độ trung bình hoặc cường độ cao giúp giảm lượng đường trong máu, kiểm soát huyết áp, cân nặng.
  • Lo lắng, căng thẳng: Lo lắng, căng thẳng là nguyên nhân gây đột quỵ phổ biến. Căng thẳng có thể làm tăng huyết áp, tạo nhiều áp lực lên tim và động mạch, từ
    đó, đẩy nguy cơ đột quỵ cao hơn.

IV. Biện pháp phòng ngừa đột quỵ khi ngủ

Phòng tránh đột quỵ khi ngủ cũng giống như phòng tránh đột quỵ trong lúc tỉnh nói chung, việc thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, sinh hoạt đóng một vai trò quan trọng.

  • Lựa chọn đồ ăn, thức uống tươi sạch: Hãy đảm bảo rằng bạn đang nạp vào cơ thể rau củ, hoa quả sạch. Ăn thức ăn ít chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, ít cholesterol, ít muối. Nên ăn nhiều thức ăn chứa nhiều chất béo không bão hòa, nhiều chất xơ… Chế độ ăn uống lành mạnh giúp bạn kiểm soát tốt cholesterol và huyết áp.
  • Giữ số cân nặng: Thừa cân hoặc béo phì là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ. Để chắc chắn số cân nặng của bạn ở mức cân nặng an toàn – theo khuyến cáo của bác sĩ – một công cụ có thể giúp bạn xác định đó là chỉ số BMI – một chỉ số đáng tin cậy về sự mập ốm của một người dựa trên chiều cao và cân nặng.
  • Vận động thể chất thường xuyên: Tập thể dục mỗi ngày giúp cơ thể khỏe khoắn, tươi trẻ và tinh thần minh mẫn hơn.
  • Không hút thuốc: Hút thuốc lá giúp xoa dịu căng thẳng, đem đến cảm giác khoan khoái cho bạn nhưng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại đến sức khỏe, đặc biệt là đột quỵ. Bỏ thuốc lá là một hành động thể hiện sự “yêu thương” đến bản thân cần được thực hiện ngay.
  • Hạn chế rượu bia: Rượu bia cũng là một trong những tác nhân gây mỡ máu, huyết áp cao. Hạn chế rượu bia là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bạn. Trong đó, theo khuyến cáo, mức tiêu thụ rượu bia tối đa đối với nam là 28g cồn nguyên chất mỗi ngày – tương đương 2 lon bia 330ml nồng độ cồn 5%, đối với nữ là 14g cồn nguyên chất.
  • Kiểm soát tình trạng bệnh hiện tại của bản thân: Nếu bạn có một số vấn đề về tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường, cholesterol cao… bạn cần kiểm soát các chỉ số này thường xuyên để hạn chế nguy cơ bị đột quỵ.

Từ lâu, bạch quả (Ginkgo biloba) được xem là một loại thảo dược quý được sử dụng trong việc tăng tuần hoàn, lưu thông máu lên não. Trong khi đó, đột quỵ do thiếu máu cục bộ được hình thành do có cục máu đông bị tắc nghẽn trong mạch máu. Chính vì vậy, có một số nghiên cứu cho rằng có thể sử dụng chiết xuất từ bạch quả trong việc phòng ngừa nhồi máu não.

Ngoài ra, có thể tham khảo sản phẩm có chứa Ginkgo Biloba ứng dụng công nghệ Phytosome hiện đại đến từ Ý giúp làm tăng hiệu quả hấp thu, đảm bảo vận chuyển hoạt chất tới mô đích, từ đó tăng sinh khả dụng và hiệu quả sử dụng thuốc. Ginkgo Biloba Phytosome giúp cải thiện suy tuần hoàn não với các biểu hiện chức năng, cải thiện di chứng tai biến mạch máu não.

Đột quỵ khi ngủ có thể diễn ra ở mọi độ tuổi, giới tính và gây nên những hiểm họa khôn lường đối với sức khỏe người bệnh. Do đó, tìm hiểu về đột quỵ khi ngủ và biết cách phòng ngừa từ sớm giúp bạn tạo sự an tâm, sống cuộc sống an lành, hạnh phúc.


Có thể bạn quan tâm:


Nguồn tham khảo:

How do you treat a stroke that happened during sleep?

https://www.heartandstroke.ca/articles/how-do-you-treat-a-stroke-that-happened-during-sleep

Can You Have a Stroke in Your Sleep?

https://www.verywellhealth.com/wake-up-stroke-causes-and-treatment-5213070

1 In 7 Strokes Occurs During Sleep, Many Go Without Clot-Busting Treatment

https://www.aan.com/PressRoom/home/PressRelease/951

Sleep and Stroke

https://www.ahajournals.org/doi/10.1161/STROKEAHA.118.023553

How 5 Bad Habits Affect Your Heart Health

https://www.pennmedicine.org/updates/blogs/heart-and-vascular-blog/2019/september/how-5-bad-habits-affect-heart-health

Prevent Stroke: What You Can Do

https://www.cdc.gov/stroke/prevention.htm

12 Benefits of Ginkgo Biloba (Plus Side Effects & Dosage)

https://www.healthline.com/nutrition/ginkgo-biloba-benefits

Ginkgo biloba

https://www.mountsinai.org/health-library/herb/ginkgo-biloba

Phytosomes: The New Technology for Enhancement of Bioavailability of Botanicals and Nutraceuticals

https://www.ajol.info/index.php/ijhr/article/view/47905

The effect of Ginkgo biloba on functional outcome of patients with acute ischemic stroke: a double-blind, placebo-controlled, randomized clinical trial

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23871729/

Chia sẻ bài viết ...
Lê Thị Mai

Thạc sĩ – Dược sĩ – Giảng viên Lê Thị Mai có 9 năm kinh nghiệm trong dược lâm sàng cũng như lĩnh vực nhiều lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, trong đó chuyên sâu nhất về thuốc kháng sinh, bệnh học tổng quan, đái tháo đường và ung thư ung bướu.


Thẻ của bài viết: ,

có thể bạn quan tâm

Loading...
842838123166