Tin Tức

Điều trị tai biến mạch máu não như thế nào?

(10-07-2021)

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Bệnh tai biến mạch máu não (đột quỵ) là tình trạng sức khoẻ nguy hiểm, cần được cấp cứu kịp thời để tránh ảnh hưởng đến tính mạng cũng như hạn chế các di chứng về sau. Bài viết sau sẽ đem đến các thông tin cần thiết xoay quanh bệnh tai biến cũng như các biện pháp điều trị tai biến mạch máu não giúp ngăn ngừa và phục hồi sau khi gặp phải tình trạng sức khoẻ này.

1. Bệnh tai biến là gì?

Tai biến mạch máu não xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho não bị gián đoạn hoặc giảm xuống, từ đó ngăn cản các mô não nhận được oxy và chất dinh dưỡng. Khi không nhận được đủ oxy từ máy, tế bào não bắt đầu chết trong vài phút.

Đây là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng và cần điều trị kịp thời là rất quan trọng. Điều trị và can thiệp đúng lúc có thể làm giảm tổn thương não và các biến chứng khác.

Một số dạng tai biến hiện nay gồm:

Tai biến do thiếu máu cục bộ

Đây là loại tai biến mạch máu phổ biến nhất, xảy ra khi các mạch máu của não bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn, làm giảm lưu lượng máu nghiêm trọng (thiếu máu cục bộ).

Các mạch máu bị tắc nghẽn hoặc thu hẹp xuất phát từ nguyên nhân chất béo tích tụ trong mạch máu hoặc do cục máu đông di chuyển và đọng lại trong các mạch máu ở não.

Tai biến mạch máu não do xuất huyết

Tai biến mạch máu não do xuất huyết xảy ra khi một mạch máu trong não bị rò rỉ hoặc vỡ. Xuất huyết não có thể do nhiều bệnh lý ảnh hưởng đến mạch máu của bạn. Các yếu tố liên quan đến tai biến mạch máu não xuất huyết bao gồm:

  • Phình động mạch
  • Huyết áp cao không kiểm soát
  • Sử dụng quá mức các thuốc chống đông máu
  • Chấn thương (chẳng hạn như tai nạn xe hơi)
  • Protein lắng đọng trong thành mạch máu dẫn đến suy yếu thành mạch (bệnh mạch máu não amyloid)
  • Đột quỵ do thiếu máu cục bộ dẫn đến xuất huyết
  • Một nguyên nhân ít phổ biến hơn gây chảy máu trong não là do vỡ một đám rối bất thường của các mạch máu có thành mỏng (dị dạng động mạch).

Tai biến do thiếu máu não thoáng qua

Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua (TIA) là lượng máu cung cấp cho não bị giảm tạm thời, có thể kéo dài ít nhất là năm phút. Giống như tai biến do thiếu máu cục bộ, TIA xảy ra khi một cục máu đông làm giảm hoặc chặn lưu lượng máu đến một phần của hệ thống thần kinh của bạn.

2. Các phương pháp chẩn đoán tai biến mạch máu não

cách chữa tai biến mạch máu não

Các hình thức chẩn đoán đột quỵ bao gồm:

  • Khám sức khỏe: Bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm mà bạn đã quen thuộc, chẳng hạn như kiểm tra nhịp tim và kiểm tra huyết áp. Bạn cũng sẽ được kiểm tra thần kinh để xem khả năng tình trạng tai biến sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh của bạn như thế nào.
  • Xét nghiệm máu: Bạn có thể cần làm một số xét nghiệm máu, bao gồm các xét nghiệm để kiểm tra tốc độ đông máu, lượng đường trong máu của bạn quá cao hay thấp và liệu bạn có bị nhiễm trùng hay không.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Chụp CT có thể cho thấy tình trạng xuất huyết trong não, tai biến do thiếu máu cục bộ, khối u hoặc các tình trạng khác.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chụp MRI có thể phát hiện mô não bị tổn thương do đột quỵ do thiếu máu cục bộ và xuất huyết não.

3. Cách xử lý khi người bị tai biến

Khi nhận thấy hoặc nghi ngờ người thân bị tai biến mạch máu não, bạn cần gọi ngay cấp cứu để được đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Ngoài ra, nên ghi chú lại các dấu hiệu bên ngoài mà người đó đang gặp phải nhằm giúp bác sĩ chẩn đoán và đưa ra biện pháp điều trị kịp thời, Bên cạnh đó, không được tự ý cho người đang nghi ngờ bị đột quỵ dùng bất cứ loại thuốc nào cũng như cho ăn hoặc uống nước bởi điều này có thể gây ra hậu quả khôn lường.

4. Cách điều trị tai biến mạch máu não

Các biện pháp nhằm giúp điều trị tai biến mạch máu dựa vào loại tai biến mà bạn đang gặp phải, theo đó:

Điều trị tai biến mạch máu não do thiếu máu cục bộ

Tai biến mạch máu não do thiếu máu cục bộ xảy ra do các động mạch bị tắc nghẽn hoặc thu hẹp. Việc điều trị có xu hướng tập trung vào việc khôi phục tuần hoàn máu não bằng việc dùng các loại thuốc phá vỡ cục máu đông và ngăn chặn sự hình thành các cục máu đông khác. Bác sĩ có thể cho dùng thuốc làm loãng máu như aspirin hoặc tiêm chất kích hoạt plasminogen mô (TPA).

Điều trị tai biến mạch máu não do xuất huyết

Điều trị tai biến mạch máu não do xuất huyết sẽ tập trung vào việc kiểm soát chảy máu và giảm áp lực lên não. Việc điều trị thường bắt đầu bằng việc dùng thuốc làm giảm áp lực trong não và kiểm soát huyết áp tổng thể, cũng như ngăn ngừa co giật và bất kỳ sự co thắt đột ngột nào của mạch máu.

5. Phục hồi sau khi điều trị tai biến mạch máu não

Phục hồi sau khi điều trị tai biến mạch máu não

Người bị tai biến thường sẽ cần tham gia vào các chương trình vật lý trị liệu, liệu pháp nhận thức và cảm xúc nhằm phục hồi các chức năng đã bị ảnh hưởng.

Phục hồi sau cơn tai biến là quá trình cần được quan tâm chú ý bởi nếu lơ là, rất có thể tình trạng sức khỏe nguy hiểm này sẽ tái phát một lần nữa. Bạn hãy tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ về cách sinh hoạt, dùng thuốc cũng như có chế độ ăn uống lành mạnh.

Để giúp hồi phục những di chứng, tổn thương sau cơn tai biến, bạn có thể cân nhắc sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ bạch quả (Ginkgo biloba) được sản xuất theo công nghệ Phytosome hỗ trợ điều trị các di chứng tai biến mạch máu não và giảm các triệu chứng suy tuần não, chóng mặt, nhức đầu, giảm trí nhớ, giảm khả năng nhận thức.

Chiết xuất từ cây bạch quả có thể giúp quá trình tuần hoàn được cải thiện, làm tăng lưu lượng máu đến não. Theo nghiên cứu từ NCBI, chiết xuất từ bạch quả đem đến một hàm lượng dồi dào các flavonoid và terpenoid, đây đều là các hợp chất chống oxy hóa được nhiều người biết đến. Chúng sẽ giúp chống lại hoặc vô hiệu hóa các gốc tự do, những thành phần có khả năng làm tổn thương các mô khỏe mạnh, đóng vai trò trong việc thúc đẩy quá trình lão hóa và phát triển bệnh tật.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn về việc điều trị tai biến mạch máu não thế nào cho hiệu quả!


Người dùng tìm kiếm: nhồi máu não uống thuốc gì


Nguồn tham khảo

 Everything you need to know about stroke.

https://www.medicalnewstoday.com/articles/7624.

Everything You Need to Know About Stroke.

https://www.healthline.com/health/stroke

Stroke Health Center.

https://www.webmd.com/stroke/default.htm

Ginkgo biloba.

https://restorativemedicine.org/library/monographs/ginkgo-biloba/

Chia sẻ bài viết ...


Thẻ của bài viết: ,

có thể bạn quan tâm

Loading...
842838123166