Giloba

Đau nửa đầu: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Đau nửa đầu Migraine là bệnh đau đầu rất phổ biến, xảy ra ở mọi độ tuổi và giới tính, đem đến sự khó chịu và mệt mỏi cho bệnh nhân. Từ đó, chúng gây ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe, công việc và cuộc sống của bạn. Hiểu và mô tả đúng về căn bệnh này giúp ích rất nhiều trong việc điều trị bệnh.

I. Đau nửa đầu là gì?

Đau nửa đầu (Migraine) là bệnh đau nửa đầu từng cơn. Người bị đau nửa đầu sẽ trải qua những cơn đau đầu từ trung bình đến nặng. Thông thường, chúng là những cơn đau nhói ở thái dương hoặc cơn đau đầu dữ dội xuất hiện ở một bên đầu, cổ và gương mặt.

Bệnh đau nửa đầu thường kéo dài từ 4 – 72 tiếng đồng hồ. Đôi khi là các cơn đau nửa đầu bên trái hoặc đau nửa đầu bên phải, đau cả hai bên hoặc luân chuyển từ bên này sang bên kia theo chu kỳ.

II. Nguyên nhân gây bệnh thường gặp

Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa phát hiện được nguyên nhân đau nửa đầu khá chính xác. Nhưng họ đặt ra các giả thuyết rằng bệnh đau nửa đầu xuất hiện có thể là do hoạt động “bất thường” trong não ảnh hưởng đến việc truyền dẫn tín hiệu, chất dẫn truyền thần kinh và mạch máu não.

Đặc biệt, có nhiều yếu tố có thể kích thích một cơn đau nửa đầu Migraine (có thể khác nhau cho từng người) dưới đây:

III. Triệu chứng của bệnh đau nửa đầu là gì?

Ngoài những cơn đau nhói, đau đầu dữ dội một bên thì đau nửa đầu (Migraine) còn kèm theo một vài triệu chứng phổ biến dưới đây:

Bên cạnh đó, một cơn đau nửa đầu sẽ xảy ra gồm 4 giai đoạn, tuy nhiên không phải ai cũng trải qua đầy đủ cả 4 giai đoạn này:

IV. Những đối tượng có nguy cơ bị đau nửa đầu

Phụ nữ được cho là đối tượng dễ mắc bệnh đau nửa đầu hơn so với đàn ông. Chúng có thể bắt đầu từ sớm khi bạn là học sinh tiểu học, nhưng phổ biến hơn ở người trưởng thành. Ngoài ra, một số đối tượng dễ có nguy cơ bị đau nửa đầu cụ thể dưới đây:

V. Phòng ngừa bệnh đau nửa đầu

Vì hiện chưa có một nguyên nhân cụ thể gây nên chứng đau nửa đầu, nên cách phòng ngừa bệnh tốt nhất bạn có thể áp dụng là hạn chế các yếu tố nguy cơ gây bệnh, cụ thể như sau:

VI. Chẩn đoán và điều trị bệnh đau nửa đầu

1. Chẩn đoán

Dựa trên các biểu hiện lâm sàng cùng tiền sử bệnh cá nhân và gia đình có thể giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh. Ngoài ra, trong một số trường hợp cụ thể, khi các triệu chứng trở nên bất thường và ngày càng nghiêm trọng hơn, thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng giúp bác sĩ phát hiện chính xác nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

2. Điều trị

Việc điều trị bệnh đau nửa đầu chủ yếu là điều trị triệu chứng và phòng ngừa bệnh tái phát và phụ thuộc vào cường độ cũng như tần suất xuất hiện của cơn đau. Bạn có thể dùng một số loại thuốc như: Thuốc triptans, thuốc giảm đau, thuốc ergotamine.

Ngoài ra, trong cơn đau đầu bạn cũng có thể thử một số hành động sau giúp bản thân cảm thấy ổn hơn:

Lưu ý: Việc sử dụng thuốc có tác dụng phụ nhất định hoặc sử dụng không đúng cách dễ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Do đó, tốt nhất hãy tìm kiếm sự trợ giúp đến từ bác sĩ chuyên môn cho tình trạng bệnh của bản thân.

VII. Các câu hỏi thường gặp về bệnh đau nửa đầu

1. Đau nửa đầu bên trái có nguy hiểm không?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau nửa đầu bên trái, trong đó có đau nửa đầu Migraine. Tùy vào cường độ, mức độ và thời gian kéo dài của cơn đau đầu mà người bệnh có thể xem xét mức độ nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu như bạn nhận thấy các trường hợp dưới đây, hãy đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế ngay lập tức:

2. Đau nửa đầu bên phải có nguy hiểm không?

Tương tự như vậy, đau nửa đầu bên phải do bệnh đau nửa đầu Migraine đôi khi không nghiêm trọng và có thể cải thiện bằng lối sống. Tuy nhiên, nếu như bạn thấy các dấu hiệu kể trên, hãy đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được thăm khám.

3. Đau nửa đầu sau gáy kéo dài nguy hiểm thế nào?

Các cơn đau đầu sau gáy kéo dài trong nhiều ngày có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến chấn thương đốt sống cổ, tăng huyết áp, hội chứng nhiễm siêu vi, đột quỵ

Ginkgo biloba (bạch quả) từ lâu được biết đến là một loại thảo dược hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị sau đột quỵ, đặc biệt là đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Ngoài ra, bạch quả còn được sử dụng rộng rãi trong việc hỗ trợ cải thiện tuần hoàn máu, cải thiện chức năng và làm chậm quá trình lão hóa não bộ.

Có thể tham khảo các sản phẩm chứa chiết xuất Ginkgo biloba ứng dụng công nghệ Phytosome độc quyền từ Ý giúp tăng hấp thu và sinh khả dụng của hoạt chất. Ginkgo biloba phytosome còn hỗ trợ cải thiện suy tuần hoàn não và các biểu hiện chức năng như: chóng mặt, nhức đầu, giảm trí nhớ; cải thiện di chứng tai biến mạch máu não.


Nguồn tham khảo

https://www.nhs.uk/conditions/migraine/

https://www.healthline.com/health/migraine

https://medlineplus.gov/migraine.html

https://www.healthdirect.gov.au/migraine

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/headache/migraineheadaches

https://www.pennmedicine.org/updates/blogs/health-andwellness/2019/november/migraines-vs-headaches

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23871729/

https://www.mountsinai.org/health-library/herb/ginkgo-biloba

Exit mobile version