Tin Tức

Đau nửa đầu sau gáy là bệnh gì? Nguyên nhân và cách giảm đau

(08-05-2022)

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Đau nửa đầu sau gáy chẳng những khó chịu mà còn báo hiệu cho thấy sức khỏe đang tiềm ẩn nguy cơ nếu như không phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Đau đầu là tình trạng sức khỏe khá phổ biến. Tuy nhiên, nếu thường xuyên nhức đầu phía sau gáy, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra và cách cải thiện để hạn chế việc những cơn đau ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

1. Biểu hiện của đau đầu sau gáy là gì?

Đau sau đầu có nhiều dạng khác nhau và biểu hiện cũng vì thế mà khá đang dạng, bao gồm:

Đau nửa đầu sau gáy liên quan đến bệnh đau đầu do căng thẳng

Đau đầu do căng thẳng thường gây đau trán, nhưng chúng cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau ở phía sau đầu. Đau đầu sau gáy do căng thẳng có thể kéo dài ít nhất là 30 phút hoặc thậm chí là 7 ngày liên tục.

Các triệu chứng đi kèm của đau đầu sau gáy do căng thẳng là:

  • Cảm giác căng cứng xung quanh phía sau hoặc phía trước đầu
  • Cơn đau từ nhẹ đến trung bình nhưng đôi khi dữ dội
  • Cơn đau không đi kèm với buồn nôn hoặc nôn mửa

Đau nửa đầu Migraine gây đau nửa đầu sau gáy

Đau nửa đầu là một loại đau đầu tái phát phổ biến, thường bắt đầu trong thời thơ ấu và tăng tần suất cũng như mức độ nghiêm trọng theo độ tuổi. Ở tuổi trưởng thành, chúng có thể xảy ra vài lần trong tuần, đặc biệt là ở phụ nữ trong độ tuổi từ 35 đến 45 tuổi. Các triệu chứng phổ biến của chứng đau nửa đầu sau gáy bao gồm:

  • Đau nhói dữ dội ở một bên đầu
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Rối loạn thị giác
  • Nhạy cảm với ánh sáng, tiếng ồn và khứu giác
  • Cơn đau kéo dài từ vài giờ đến vài ngày
  • Cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn khi hoạt động thể chất

Đau đầu sau gáy dạng thần kinh chẩm

Đau dây thần kinh chẩm là một loại đau đầu đặc biệt và ít phổ biến hơn, có xu hướng bắt đầu ở cổ và lan lên sau đầu, sau đó ra sau tai. Cơn đau trong chứng đau dây thần kinh chẩm có thể dữ dội và đi kèm với các triệu chứng khác như:

  • Đau nhói liên tục hoặc thậm chí là rát
  • Đau thường ở một bên đầu và có thể khởi phát khi cử động cổ
  • Đau ở da đầu

2. Nguyên nhân bị đau nửa sau đầu gì?

đau nửa đầu sau gáy

Các nguyên nhân khiến bạn bị đau nửa đầu sau gáy khá đa dạng, từ nhẹ cho đến nghiêm trọng, chẳng hạn như:

  • Đau đầu do stress: căng thẳng kéo dài, thường xuyên dẫn đến co cơ, kích thích các cơn đau sau đầu.
  • Do tư thế sinh hoạt chưa phù hợp: như nằm kê đầu lên gối quá cao, ngủ sai tư thế, vận động vai gáy quá mức,…làm cho vai cổ bị căng cứng gây áp lực lên các dây thần kinh ở khu vực đó.
  • Tập thể dục cường độ mạnh:Tập thể dục cường độ cao có thể cũng dẫn đến những chấn thương cổ, vai – gáy, tổn thương lên xương, cơ, dây chằng, mạch máu, dây thần kinh gây đâu đầu sau gáy.
  • Viêm khớp: nhức đầu do viêm, sưng ở vùng cổ gây nên.
  • Đau đầu do áp lực thấp (hạ huyết áp nội sọ tự phát – SIH): là hậu quả của việc giảm áp xuất nội sọ do chọc dịch não tủy hoặc rò rỉ dịch não tủy hoặc chấn thương.
  • Nhức đầu cao áp (tăng áp lực nội sọ – IIH): trường hợp này thường xuất hiện ở những người thừa cân, nguyên nhân của bệnh IIH là do ứ trệ dịch não tủy làm tăng áp lực nội sọ.
  • Đau dây thần kinh chẩm: xuất hiện khi các dây thần kinh nối từ tủy sống đến da đầu bị tổn thương.

3. Đau đầu sau gáy kéo dài nguy hiểm như thế nào?

Đa phần đau đầu sau gáy là bệnh lành tính khi xuất hiện một số nguyên nhân như lối sống, sai tư thế, stress,… Tuy nhiên, trong một số trường hợp đau đầu sau gáy kéo dài liên tục trong nhiều ngày là biểu hiện của một số bệnh nguy hiểm như:

  • Các bệnh xương khớp: Đa phần các bệnh nhân bị đau đầu sau gáy kéo dài là do thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp,…hình thành các cơn đâu khó chịu sau đầu và cổ.
  • Huyết áp caoTăng huyết áp tạo nên các áp lực lên các thành mạch, khiến chúng bị tổn thương, đặc biệt đối với những mạch máu nhở ở não gây nên hiện tượng đau đầu.
  • U não: Khi có khối u trong não chèn ép lên hộp xọ cũng tạo nên các cơn đau nửa đầu sau gáy liên tục trong vòng nhiều ngày.

4.  Đau nửa đầu sau gáy khi nào nên khám bác sĩ?

Hầu hết các cơn đau đầu đều không nguy hiểm. Tuy nhiên, có những trường hợp cần được thăm khám kịp thời để tránh cho những nguy cơ xấu có thể xảy đến. Hãy đến phòng khám nếu như bạn nhận thấy những biểu hiện sau:

  • Cơn đau đầu ngày càng trở nên thường xuyên hơn, nghiêm trọng hơn hoặc ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bạn.
  • Bạn mới bị đau đầu và trên 50 tuổi, đang mang thai hoặc mới sinh con hoặc có tiền sử ung thư hoặc suy giảm hệ thống miễn dịch (ví dụ do nhiễm HIV / AIDS).
  • Nhức đầu sau gáy khi hắt hơi, ho hoặc tập thể dục.
  • Bạn đang bị đau đầu gáy liên quan đến việc dùng thuốc giảm đau thường xuyên
  • Có sự thay đổi đột ngột trong tính cách, bao gồm thay đổi tâm trạng bất thường hoặc kích động
  • Sốt, cứng cổ, lú lẫn và giảm tỉnh táo đến mức bạn đang không thể tập trung vào cuộc trò chuyện
  • Rối loạn thị giác, nói lắp, suy nhược (bao gồm yếu một bên mặt) và tê bất kỳ nơi nào trên cơ thể
  • Những cơn đau đầu xảy ra cực kỳ đột ngột

5. Phương pháp chẩn đoán và điều trị

đau nửa đầu sau gáy

Để chẩn đoán chính xác được vì sao bạn lại bị đau nửa đầu sau, bác sĩ sẽ tiến hành hỏi những vấn đề liên quan như tần suất cơn đau, các triệu chứng đi kèm, cơn đau diễn ra như thế nào, các vấn đề sức khỏe đã và đang gặp phải. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cần tiến hành các xét nghiệm như chụp X-Quang, xét nghiệm máu…

Sau khi chẩn đoán được bạn bị nhức đầu sau gáy do đâu thì bác sĩ cũng sẽ đưa ra các hình thức điều trị phù hợp, chẳng hạn như:

  • Nhức đầu sau gáy do căng thẳng: Đau đầu sau gáy do căng thẳng có thể được giảm bớt bằng thuốc giảm đau không kê đơn như Tylenol (acetaminophen) hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID) Advil (ibuprofen).
  • Đau đầu sau gáy do hạ huyết áp: Các liệu pháp như nghỉ ngơi trên giường, bổ sung chất lỏng thường, bổ sung đường sẽ được gợi ý để kiểm soát cơn đau đầu do huyết áp thấp.

Nếu cơn đau đầu dữ dội hoặc kéo dài, bác sĩ có thể tiến hành thủ thuật đặt miếng dán lấy máu ngoài màng cứng. Trong thủ thuật này, máu của chính bệnh nhân sẽ được tiêm vào khoang ngoài màng cứng ở cột sống dưới. Hình thức này sẽ đem đến cảm giác nhẹ nhõm ngay lập tức.

  • Nhức nửa đầu sau do dị ứng hoặc do thần kinh chẩm: Bạn sẽ có thể được gợi ý tập vật lý trị liệu, sử dụng thuốc giảm đau thần kinh cũng như tiến hành chườm nóng/đá hoặc massage nhẹ nhàng vùng nửa đầu sau nhằm giúp giảm đau.

Đau đầu là vấn đề sức khỏe khá phổ biến. Tuy nhiên nếu đau đầu diễn ra thường xuyên, chúng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và khả năng thực hiện các công việc hàng ngày của bạn.

Bên cạnh các biện pháp điều trị như trên, cũng có một số sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược giúp cải thiện sức khỏe cho trí não, bạn có thể cân nhắc bổ sung các sản phẩm viên uống. Ginkgo biloba với chiết xuất từ lá bạch quả là một trong những thành phần tốt cho não bộ, tăng lưu lượng máu và giảm viêm, từ đó giúp tăng cường tuần hoàn não… Có thể tham khảo các sản phẩm chứa Ginkgo biloba được sản xuất theo công nghệ Phytosome với những đặc điểm như:

  • Tăng sinh khả dụng đáng kể
  • Cho hiệu quả lâm sàng rõ rệt
  • Hoạt chất được vận chuyển tới mô đích
  • Không ảnh hưởng đến an toàn dinh dưỡng

Ginkgo biloba phytosome giúp cải thiện suy tuần hoàn não và các biểu hiện chức năng: nhức đầu, chóng mặt.

Hy vọng bài viết trên đã cho bạn đọc những thông tin hữu ích về chứng đau nửa đầu sau gáy. Nếu tình trạng này kéo dài và bạn đã sử dụng nhiều cách điều trị nhưng không thuyên giảm thì hãy đến chẩn đoán tại các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để được bác sĩ hướng dẫn chi tiết.


Xem thêm: 


Nguồn tham khảo:

Tension Headaches

https://www.webmd.com/migraines-headaches/tension-headaches

Why Does the Back of My Head Hurt?

https://www.webmd.com/migraines-headaches/why-back-of-head-hurts

What You Need to Know When Headache and Back Pain Happen Together

https://www.healthline.com/health/back-pain/headache-and-back-pain

Ginkgo Biloba extract as an adjunctive treatment for ischemic stroke

https://journals.lww.com/mdjournal/Fulltext/2020/01100/Ginkgol_Biloba_extract_as_an_adjunctive_treatment.26.aspx

Effects of Ginkgo biloba on cerebral blood flow assessed by quantitative MR perfusion imaging: a pilot study

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3163160/?fbclid=IwAR0mR1E41Qth_XG71sDzq_nF9udilFyVkdcHUQNIrju4BTFkQ9KN3OWT0A

Ginkgo biloba

https://www.mountsinai.org/health-library/herb/ginkgo-biloba

Neck Pain: Symptoms, Causes, and How to Treat It

https://www.healthline.com/health/neck-pain

Headache: When to worry, what to do

https://www.health.harvard.edu/pain/headache-when-to-worry-what-to-do 

Occipital Neuralgia

https://www.aans.org/en/Patients/Neurosurgical-Conditions-and-Treatments/Occipital-Neuralgia

Chia sẻ bài viết ...
Lê Thị Mai

Thạc sĩ – Dược sĩ – Giảng viên Lê Thị Mai có 9 năm kinh nghiệm trong dược lâm sàng cũng như lĩnh vực nhiều lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, trong đó chuyên sâu nhất về thuốc kháng sinh, bệnh học tổng quan, đái tháo đường và ung thư ung bướu.


Thẻ của bài viết: , ,

có thể bạn quan tâm

Loading...
842838123166