Tình trạng đau đầu, chóng mặt và buồn nôn được xem là những biểu hiện khá phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng này cũng nhiều vô số. Mặc dù chúng sẽ biến mất sau khi người bệnh nghỉ ngơi đầy đủ. Nhưng nếu kéo dài thì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý tiềm ẩn. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về nguyên do và cách điều trị chứng đau đầu chóng mặt và buồn nôn.
1. Nguyên nhân gây đau đầu chóng mặt buồn nôn
Triệu chứng chóng mặt là cảm giác mất thăng bằng, bị quay cuồng khi thay đổi tư thế hoặc quay đầu, Người mắc phải tình trạng này không thể di chuyển vững vàng mà cần có sự trợ giúp hoặc phải ngồi, nằm xuống để thị lực ổn định hơn. Buồn nôn cũng có thể xuất hiện kèm theo nếu bạn bị đau đầu và chóng mặt quá mức.
Các yếu tố dẫn đến đau đầu chóng mặt và buồn nôn bao gồm mất nước và lượng đường trong máu thấp. Mất nước có thể xảy ra khi bạn không uống đủ nước. Lượng đường trong máu thấp có vì nhiều lý do, bao gồm uống quá nhiều rượu, mắc bệnh gan hoặc thận nặng, nhịn đói lâu ngày và thiếu hụt nội tiết tố. Nếu bạn bị tiểu đường, việc sử dụng quá nhiều thuốc chứa insulin cũng có thể gây ra lượng đường trong máu thấp.
Các nguyên nhân khác có thể dẫn đến đau đầu, chóng mặt và buồn nôn bao gồm:
- Nghỉ ngơi không đủ
- Căng thẳng quá mức
- Biểu hiện của mang thai
- Chấn thương vật lý ở vùng đầu trước đó
- Say tàu xe
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc: thuốc chống trầm cảm, thuốc chống động kinh, thuốc huyết áp, một số thuốc kháng sinh,…
2. Đau đầu chóng mặt và buồn nôn có thể dấu hiệu của bệnh lý nào?
Viêm dạ dày:
Là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị viêm và kích ứng do uống quá nhiều rượu, ăn thức ăn cay, bị tổn thương do thuốc giảm đau NSAIDs hoặc hút thuốc. Biểu hiện của bệnh lý này thường gây ra chứng buồn nôn, một số người cũng cảm thấy chóng mặt hoặc choáng váng do cơ thể bị mất nước và thiếu chất di dưỡng. Tình trạng viêm dạ dày không được uống thuốc và điều trị đúng cách sẽ dẫn đến triệu chứng buồn nôn kéo dài.
Các bệnh nhiễm trùng:
Các loại bệnh nhiễm trùng từ nhẹ đến nặng có thể đe dọa tính mạng con người. Biểu hiện lâm sàng của những bệnh lý này thường là sốt đau đầu buồn nôn, cơ thể mệt mỏi và bị mất sức. Một số bệnh nhiễm trùng thường gặp bao gồm:
- Bệnh cảm cúm
- Bệnh sởi
- Thủy đậu
- Vi rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV)
- Nhiễm trùng trùng
Các bệnh lý khác:
Não bộ là cơ quan quan trọng hàng đầu trong cơ thể, chính vì thế nếu chứng đau đầu hoa mắt chóng mặt kéo dài, đây có thể dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh. Một số tình trạng, bệnh lý nguy hiểm bạn nên lưu ý bao gồm:
- Thiểu năng tuần hoàn não: là khi lưu lượng máu não ít hơn 20ml máu/100g não/phút sẽ dẫn đến não thiếu máu gây rối loạn tuần hoàn não. Ngoài đau đầu, chóng mặt, buồn nôn tình trạng này còn có những biểu hiện khác như: ngủ không ngon giấc, suy giảm trí nhớ, tê bì chân tay.
- Đột quỵ xảy ra khi tắc nghẽn mạch máu hoặc bị gián đoạn lưu lượng máu lên não. Đây là một tình trạng khá phổ biến hơn với những người có mắc phải các bệnh tim mạch, những người trên 50 tuổi, người bị huyết áp cao và những tất cả những người có lối sống ít vận động. Các triệu chứng của đột quỵ bao gồm tê hoặc ngứa ran ở một bên cơ thể, mặt xệ xuống, lú lẫn và yếu cơ ở một bên của cơ thể. Buồn nôn và chóng mặt thường không phải là triệu chứng duy nhất nhưng chúng là những dấu hiệu cảnh báo người bệnh nên chú ý đến sức khỏe nhiều hơn.
- Bệnh Alzheimer là một bệnh lý về não tác động đến trí nhớ, suy nghĩ và hành vi. Đây là một dạng phổ biến của hội chứng suy giảm trí nhớ. Hiện tại, bệnh Alzheimer chiếm khoảng 60% đến 80% trong những bệnh làm suy giảm trí nhớ. Căn bệnh này thường xuất hiện ở người từ 65 tuổi trở lên. Và dấu hiệu lâm sàng báo hiệu bệnh có thể gôm bào các triệu đau đầu hoa mắt chóng mặt kéo dài đi kèm với trí nhớ suy giảm.
3. Điều trị chứng đau đầu chóng mặt và buồn nôn như thế nào?
Trong một số trường hợp các triệu chứng này chỉ ở mức độ nhẹ, việc thay đổi lối sống hoặc các biện pháp điều trị tại nhà có thể giúp cải thiện hiệu quả. Một số biện pháp xử lý cơn đau đầu tức thì bạn có thể thực hiện bao gồm:
- Chườm túi nóng
- Nằm nghỉ ngơi, thư giãn
- Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen, acetaminophen, paracetamol.
Ngoài ra, để hạn chế tình trạng đau đầu chóng mặt và buồn nôn bạn nên điều chỉnh lại lối sống mỗi ngày và bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Một số cách hạn chế chứng đau đầu chóng mặt và buồn nôn bao gồm:
- Tránh thức khuya.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
- Thực hiện chế độ ăn tốt cho não bộ với các loại thực phẩm đa dạng.
- Hạn chế tiêu thụ quá nhiều caffeine và uống rượu bia
- Giảm tỷ lệ mắc bệnh cảm lạnh, nhiễm trùng thông thường bằng cách rửa tay thường xuyên.
- Xác định và tránh các tác nhân gây đau nửa đầu.
Với Ginkgo bilola hay còn gọi là Bạch quả là loại thảo dược được sử dụng lâu đời nhằm bổ sung các dưỡng chất có lợi cho tuần hoàn não, giúp não bộ luôn được cung cấp máu và oxy để hoạt động hiệu quả hơn. Có thể cân nhắc lựa chọn sản phẩm có chiết xuất Ginkgo biloba được sản xuất theo công nghệ Phytosome từ Ý giúp hấp thu tốt hoạt chất, tăng sinh khả dụng và hiệu quả điều trị, giúp cải thiện suy tuần hoàn não với các triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, di chứng tai biến mạch máu não, phòng ngừa và làm chậm quá trình tiến triển của Alzheimer.
Người bệnh nên đặc biệt lưu ý, nếu chứng đau đầu chóng mặt và buồn nôn kéo dài, đây có thể là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn nào đó. Vậy nên bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán kịp thời.
Xem thêm:
Chóng mặt buồn nôn là bệnh gì? Cách xử lý khi bị chóng mặt buồn nôn
16+ loại thuốc trị đau đầu hiệu quả và lưu ý khi dùng
Thường xuyên bị chóng mặt là bệnh gì? Những lưu ý cần biết
Người bị chóng mặt nên ăn gì nhanh hết?
Nguồn tham khảo:
What Causes Dizziness With Nausea?
https://www.webmd.com/brain/dizziness-nausea-causes
What’s Causing My Headache and Nausea?
https://www.healthline.com/health/headache-and-nausea#treatment
Control of Cerebral Blood Flow