Tin Tức

Đau đầu buồn nôn là dấu hiệu của bệnh gì? Có chữa được không?

(16-08-2022)

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Đau đầu buồn nôn là một tình trạng thường thấy ở người trưởng thành. Đừng vì vậy mà chủ quan vì khi chúng đi kèm một số triệu chứng khác có thể là biểu hiện của một số loại bệnh lý nguy hiểm. Tìm hiểu cùng chúng tôi vấn đề này trong bài viết dưới đây.

I. Đau đầu buồn nôn là triệu chứng của bệnh gì?

đau đầu buồn nôn

Chứng đau đầu xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân, trong một số trường hợp, thường đi kèm với buồn nôn. Những dấu hiệu này xuất hiện có thể do một số rối loạn hoặc bệnh lý ít nguy hiểm như đau nửa đầu Migraine, mất nước, ngộ độc thực phẩm, viêm dạ dày, mang thai… Hoặc đôi khi, chúng cũng là biểu hiện của một số bệnh đặc biệt nghiêm trọng như u não, viêm màng não, đột quỵ

1. Đau nửa đầu Migraine

Đau nửa đầu là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng đau đầu buồn nôn. Người bị chứng đau nửa đầu thường ảnh hưởng đến đường dẫn truyền thần kinh gây nên các cơn buồn nôn. Ngoài ra, trong nghiên cứu năm 2012 từ NIH (Thư viện Y khoa quốc gia Hoa Kỳ) cho biết, hiện tượng buồn nôn của đau nửa đầu Migraine đôi khi là do nồng độ serotonin thấp kích thích các cơn buồn nôn để đầy mức độ serotonin trong máu cao hơn.

Một cơn đau nửa đầu Migraine thường có biểu hiện là cơn đau nhói hoặc đau đầu dữ dội đi kèm với buồn nôn, nôn, nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn. Chứng đau nửa đầu có thể kéo dài trong vài giờ hoặc vài ngày, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt của người bệnh. Ngoài ra, một số người bệnh đau nửa đầu Migraine còn có thể xuất hiện hiện tượng não khu trú thoáng qua (an aura) trước khi xuất hiện cơn đau nửa đầu khoảng 1 giờ. Theo đó, aura thường kéo dài dưới 60 phút, gây nên rối loạn ngôn ngữ, rối loạn cảm giác hay rối loạn thị lực.

2. Hạ đường huyết và thiếu nước

Một trong những nguyên nhân phổ biến khác gây đau đầu buồn nôn là hạ đường huyết và mất nước.

Bình thường một người trưởng thành nên uống đủ từ 2 lít nước mỗi ngày. Khi cơ thể bị thiếu nước thường dễ gây nên các cơn đau đầu hoặc đau nửa đầu. Cơn đau đầu buồn nôn do mất nước thường xuất hiện tạm thời và nhanh chóng được cải thiện khi cung cấp nước từ từ.

Trường hợp bị hạ đường huyết (Hypoglycemia) do bỏ bữa, thiếu dinh dưỡng hoặc tiểu đường cũng là nguyên nhân gây nên các cơn đau. Việc khắc phục hạ đường huyết cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần ăn hoặc uống thực phẩm có chứa carbohydrate. Ngoài ra, hạ đường huyết còn bao gồm một số triệu chứng phổ biến như đói, run, tim đập nhanh, bồn chồn, mệt mỏi, mất tập trung…

3. Hạ natri máu (Hyponatremia)

đau đầu buồn nôn

Khi muối khoáng trong máu (muối Natri) giảm do sử dụng thuốc lợi tiểu, tiêu chảy, bị bệnh gan, bệnh thận, uống quá nhiều nước, rối loạn nội tiết tố… làm rối loạn điện giải, nồng độ Natri trong máu thấp so với bình thường (dưới 135 mEq/L). Biểu hiện của hạ Natri máu khác nhau với mỗi người, nhưng nhìn chung bao gồm một số triệu chứng phổ biến như sau: Đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, nôn, chuột rút hoặc co thắt cơ bắp, lú lẫn, dễ cáu gắt.

4. Một số nguyên nhân khác

  • Căng thẳng kéo dài: Stress là một trong những nguyên nhân gây ra các loại đau đầu (như đau nửa đầu, đau đầu từng cụm, nhức đầu do căng thẳng…) đi kèm với chứng buồn nôn của cơ thể.
  • Bệnh truyền nhiễm: Rất nhiều bệnh truyền nhiễm có triệu chứng đau đầu buồn nôn có thể kể đến là: Cảm cúm, cảm lạnh thông thường, cúm dạ dày (Stomach flu), viêm amidan.
  • Dị ứng thực phẩm: Buồn nôn và đau đầu có thể là một số phản ứng của các thể trước tác nhân dị ứng.
  • Ngộ độc thực phẩm.
  • Đau cơ xơ hóa.
  • Đau đầu trong giai đoạn đầu của thai kỳ.
  • Nhức đầu do mãn kinh.
  • Một số bệnh nghiêm trọng như: Viêm não, viêm màng não, áp xe não, đột quỵ.

II. Đau đầu buồn nôn có nguy hiểm không? Khi nào cần đi khám bác sĩ?

đau đầu buồn nôn

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong trường hợp nhẹ triệu chứng này sẽ tự biến mất theo thời gian. Tuy nhiên, nếu như cảm thấy các triệu chứng đau đầu, buồn nôn lặp lại không rõ nguyên nhân và ngày càng nghiêm trọng hơn, bạn cần đi đến bệnh viện để được chẩn đoán chuyên sâu. Bởi vì, triệu chứng này có thể do một số bệnh lý nghiêm trọng, nguy hiểm đến tính mạng người bệnh gây ra.

Do đó, khi gặp các dấu hiệu dưới đây đi kèm với đau đầu buồn nôn, bạn cần đưa người bệnh đến bệnh viện ngay lập tức:

  • Đau đầu càng ngày càng nghiêm trọng kéo dài hơn 24 giờ.
  • Khó khăn trong giao tiếp.
  • Thường xuyên bị nhầm lẫn.
  • Chóng mặt.
  • Sốt và đau cứng cổ.
  • Nôn mửa kéo dài hơn 1 ngày.
  • Tiểu tiện nhiều lần, kéo dài hơn 8 tiếng.
  • Mất ý thức.

III. Các cách chữa đau đầu buồn nôn

1. Điều trị từ nguyên nhân gây bệnh và thay đổi lối sống

Ngoài ra, việc điều chỉnh thói quen sống cũng giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh hiệu quả. Bạn có thể thử thực hành một số biện pháp dưới đây:

  • Nghỉ ngơi và thư giãn: Trong cơn đau đầu, bạn hãy đi tìm một nơi đủ yên tĩnh, ánh sáng vừa phải và nằm nghỉ ngơi một giấc ngủ ngắn.
  • Kiểm soát căng thẳng: Bạn nên học các phương pháp có thể quản trị sự căng thẳng của bản thân bằng bài tập hít thở, ngồi thiền, nghe nhạc thư giãn, thả lỏng cơ bắp.
  • Uống đủ nước: Bạn cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Nếu xuất hiện tình trạng nôn mửa, bạn cần chú ý uống nhiều nước hơn để bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể.
  • Ăn uống cân bằng: Để ngăn ngừa tình trạng trào ngược dạ dày, ợ nóng, viêm loét gây ra tình trạng nhức đầu buồn nôn bạn nên ăn các loại sữa không béo hoặc ít béo, thịt nạc, thịt gia cầm hoặc hải sản. Hạn chế một số loại thực phẩm như sữa béo, đồ ăn cay, đồ ăn nhiều gia vị, thực phẩm chứa nhiều đường.Sử dụng thuốc điều trị triệu chứng

2. Sử dụng thuốc điều trị đau đầu

đau đầu buồn nôn

Chữa trị đau đầu buồn nôn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguyên nhân phát sinh, một số dấu hiệu khác đi kèm, loại đau đầu… Mỗi một người bệnh khác nhau sẽ có cách điều trị khác nhau, cách tốt nhất là bạn hãy đến gặp bác sĩ để đưa ra chẩn đoán và điều trị chính xác cho tình trạng bệnh của mình.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trong việc sử dụng thuốc có chứa ginkgo biloba có tác dụng làm giãn mạch trong điều trị triệu chứng đau đầu, chóng mặt buồn nôn.

Hiện nay đã có sản phẩm chứa chiết xuất Ginkgo biloba được sản xuất theo công nghệ Phytosome giúp tăng khả năng hấp thu và sinh khả dụng của hoạt chất. Ginkgo biloba phytosome giúp cải thiện suy tuần hoàn não và các biểu hiện chức năng như chóng mặt, nhức đầu, giảm trí nhớ, giảm khả năng nhận thức, rối loạn vận động.

*Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không có tác dụng thay thế chẩn đoán từ chuyên gia.


>> Tìm hiểu thêm: Vì sao bị đau đầu chóng mặt và buồn nôn? Làm sao để điều trị


Nguồn tham khảo

  • What’s Causing My Headache and Nausea?

https://www.healthline.com/health/headache-and-nausea

  • What Causes a Headache With Nausea?

https://www.verywellhealth.com/headache-and-nausea-5218690

  • What causes a headache with nausea?

https://www.medicalnewstoday.com/articles/322317#takeaway

  • 28 Reasons for a Light or Severe Headache and Nausea

https://www.buoyhealth.com/learn/28-types-of-headaches-and-causes

  • Aura trong đau nửa đầu là gì?

https://vienyhocungdung.vn/aura-trong-dau-nua-dau-la-gi-20200411144119078.htm

  • Ginkgo biloba extract improves coronary blood flow in patients with coronary artery disease: role of endothelium-dependent vasodilation

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17564952/

Chia sẻ bài viết ...
Lê Thị Mai

Thạc sĩ – Dược sĩ – Giảng viên Lê Thị Mai có 9 năm kinh nghiệm trong dược lâm sàng cũng như lĩnh vực nhiều lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, trong đó chuyên sâu nhất về thuốc kháng sinh, bệnh học tổng quan, đái tháo đường và ung thư ung bướu.


Thẻ của bài viết: , ,

có thể bạn quan tâm

Loading...
842838123166