(30-08-2021)
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai
Nội Dung Bài Viết
Châm cứu sau đột quỵ có thể giúp phục hồi chức năng nhanh hơn nhưng cũng cần nhiều phương pháp hỗ trợ khác để có thể phục hồi hoàn toàn sau đột quỵ.
Châm cứu sau đột quỵ được nhiều đồn đoán là liệu pháp giúp người bị đột quỵ có thể phục hồi các di chứng và trở nên khỏe mạnh hơn. Vậy thực hư những lời đồn đó như thế nào? Liệu châm cứu có giúp phục hồi chức năng sau đột quỵ hay không? Hãy cùng đi tìm lời giải đáp qua bài viết bên dưới.
Trong một nghiên cứu gần đây, các chuyên gia cho rằng châm cứu có thể hữu ích trong giai đoạn đầu của quá trình hồi phục đột quỵ bằng cách tăng lưu lượng máu đến các khu vực bị thương.
Bên cạnh đó, trong một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Y học thể chất và Phục hồi chức năng, châm cứu là liệu pháp giúp giảm đau và khó chịu do di chứng của đột quỵ. Bằng chứng được đưa ra là những người tham gia châm cứu sau đột quỵ có thể cải thiện tình trạng co cứng cổ tay và phạm vi chuyển động ở cổ tay và vai.
Mặc dù, khả năng phục hồi sau đột quỵ mà phương pháp châm cứu mang lại vẫn là đề tài mà nhiều chuyên gia đang nghiên cứu và cho ra kết quả chính xác hơn, nhưng vẫn không thể phủ nhận những lợi ích mà phương pháp này mang lại. Sau đây sẽ là phương thức châm cứu hoạt động và những lợi ích sức khỏe mà châm cứu mang lại:
Những di chứng sau đột quỵ thường là liệt nửa người, liệt toàn thân hoặc tình trạng đau tê khắp cơ thể. Do đó, các liệu pháp phục hồi sau đột quỵ phải giúp giảm viêm và tăng phạm vi chuyển động ở các chi bị ảnh hưởng.
Châm cứu sẽ tác động bằng cách tăng lưu thông máu, thư giãn cơ và kích thích sản xuất chất dẫn truyền thần kinh như endorphin và serotonin, giúp những bệnh nhân đột quỵ thư giãn và giảm đau.
Dưới đây là các bước tiến hành liệu pháp châm cứu:
Tuy nhiên, trước khi điều trị châm cứu, các bác sĩ sẽ phải xem xét tình trạng bệnh thực tế, có thể nhìn vào lưỡi để biết thêm thông tin về sức khỏe hoặc cảm nhận mạch của người bệnh, rồi mới đưa ra chẩn đoán nên hay không nên áp dụng liệu pháp này.
Châm cứu là một phương pháp y học cổ truyền đến từ Trung Quốc và đã có từ hàng ngàn năm trước. Khi châm cứu, những kim thép không gỉ, mỏng, sử dụng một lần sẽ được đặt vào các điểm cụ thể trên cơ thể con người, dựa trên các dây thần kinh, cơ và gân. Vậy nên, như nhiều phương pháp y học khác, châm cứu cũng sẽ có những rủi ro nhất định như sau:
Nếu không lựa chọn châm cứu, người bệnh có thể thực hiện một số liệu pháp điều trị phục hồi chức năng sau đột quỵ như:
Ngoài châm cứu sau đột quỵ, bạn có thể tham khảo Ginkgo biloba Phytosome – một sản phẩm có chứa Ginkgo biloba ứng dụng công nghệ bào chế dạng Phytosome có thể cải thiện di chứng tai biến mạch máu não.
Công nghệ Phytosome mà Ginkgo biloba Phytosome sử dụng còn có những lợi ích nổi bật như:
Phục hồi có thể là thử thách lớn không chỉ với người bệnh, mà còn đối với người nhà bệnh nhân. Tuy vậy, hiện nay có rất nhiều phương pháp trị liệu và có thể thực hiện song song, giúp cho quá trình phục hồi chức năng sau đột quỵ được rút ngắn. Vậy nên, hãy chấp hành đầy đủ các bước thực hiện trong phác đồ điều trị để đạt được kết quả nhanh nhất.
Người dùng tìm kiếm: phục hồi sau tai biến
Nguồn tham khảo:
1. Can Acupuncture Help You Recover from a Stroke?
https://www.healthline.com/health/stroke/stroke-acupuncture
2. Acupuncture for Shoulder Pain After Stroke: A Systematic Review
https://www.liebertpub.com/doi/full/10.1089/acm.2011.0457
3. Acupuncture for Upper-Extremity Rehabilitation in Chronic Stroke: A Randomized Sham- Controlled Study
https://www.archives-pmr.org/article/S0003-9993(05)00914-7/abstract
4. Stroke: This herbal extract could improve brain function
https://www.medicalnewstoday.com/articles/320420#Ginkgo-biloba-extract-and-stroke
5. 15 Things Caregivers Should Know After a Loved One Has Had a Stroke
Thẻ của bài viết: Châm cứu sau đột quỵ, đột quỵ
Loading...