(15-05-2022)
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai
Nội Dung Bài Viết
Bạn có biết huyết áp cao là nguyên nhân ngấm ngầm đang gây ra rất nhiều bệnh lý, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Nhiều người đang chung sống với huyết áp cao mà không biết nó nguy hiểm như thế nào và cách phòng ngừa ra sao? Để hiểu được huyết áp cao có nguy hiểm không mời bạn tham khảo trong bài viết dưới đây.
Huyết áp cao (hay tăng huyết áp) diễn ra một cách âm thầm, bệnh làm tổn thương cơ thể trong nhiều năm trước khi các triệu chứng phát triển rõ ràng. Tuy nhiên, huyết áp cao rất dễ được phát hiện, thông qua việc đo huyết áp tại nhà hoặc thăm khám bác sĩ, nếu biết tình trạng huyết áp của bản thân có đang quá cao, người bệnh có thể chủ động kiểm soát nó.
Tuy nhiên, khi huyết áp tăng cao không được kiểm soát trong thời gian dài nó làm hỏng các mạch máu và tích tụ cholesterol LDL (Cholesteron có hại) dọc theo các vết rách trong thành động mạch. Điều này làm tăng khối lượng công việc của hệ thống tuần hoàn, có thể dẫn đến tổn thương động mạch, tĩnh mạch, giảm lưu lượng máu trong cơ thể, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống người bệnh, thậm chí đôi khi còn gây ra một cơn đau tim hoặc đột quỵ.
Do đó, huyết áp cao không những làm thay đổi cuộc sống mà còn khiến bạn có nhiều nguy cơ mắc các bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng.
Dưới đây là những bệnh lý có thể xảy ra đối với người bị cao huyết áp:
Phình động mạch não là mạch máu tại một vị trí bất kỳ bị phồng lên hình túi hoặc hình thoi. Phình động mạch não nguy hiểm nếu bị vỡ hoặc chèn ép các tế bào não xung quanh. Khi bị vỡ phình mạch, máu chảy tràn trong não và người bệnh có nhiều biểu hiện như: đau đầu dữ dội, buồn nôn và thậm chí là hôn mê nếu chảy máu nhiều.
Hẹp mạch vành là tình trạng cholesterol trong máu lắng đọng lại ở thành động mạch vành tim tạo ra các mảng xơ vữa gây hẹp lòng mạch. Sau đó các mảng xơ vữa được hình thành và phát triển dày lên theo thời gian. Tình trạng này sẽ làm máu lưu thông tới tim bị giảm và gây ra các cơn đau ngực.
Thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA) là rối loạn hoạt động ở não gây ra do gián đoạn cung cấp máu tạm thời ở não làm giảm chức năng não trong thời gian ngắn và đột ngột. Triệu chứng này thường hay tái phát và là yếu tố nguy cơ dẫn đến nhồi máu não (đột quỵ).
Thiếu máu cục bộ thoáng qua thường xảy ra ở người: có bệnh tăng huyết áp, cholesterol máu cao, hút thuốc lá, đái tháo đường, hẹp động mạch cảnh, người có bệnh tim mạch như: suy tim, dị tật tim, viêm cơ tim, loạn nhịp tim, béo phì, người thân có tiền sử mắc bệnh,… Triệu chứng của tình trạng này cũng gần giống với đột quỵ, thường gặp là: Yếu một tay hoặc một chân, đi loạng choạng, mất thăng bằng,… Khi nghi ngờ người thân xuất hiện các dấu hiệu trên, bạn nên đưa họ đến cơ sở y tế hoặc gọi cấp cứu để kịp thời chữa kịp thời.
Đột quỵ (tai biến mạch máu não) xảy ra khi một phần não không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng, khiến các tế bào não bị chết. Các mạch máu bị tổn thương có thể thu hẹp, vỡ hoặc rò rỉ do huyết áp cao. Huyết áp cao cũng có thể gây ra các cục máu đông hình thành trong các động mạch dẫn đến não, ngăn chặn lưu lượng máu và có khả năng gây đột quỵ.
Theo các dữ liệu nghiên cứu y khoa, huyết áp cao là một trong các nguy cơ dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ. Huyết áp cao có thể gây tổn thương chất trắng trong não làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh sẽ phải chung sống suốt đời với nó vì hầu như không có cách điều trị triệt để. Chính vì thế, cần chú ý nhiều đến vấn đề duy trì huyết áp đặc biệt là người cao tuổi để phòng ngừa tình trạng này từ sớm.
Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của suy thận. Các mạch máu bị tổn thương khiến thận không thể lọc chất thải ra khỏi máu một cách hiệu quả, tạo điều kiện cho chất lỏng và chất thải tích tụ ở mức độ nguy hiểm. Điều trị có thể bao gồm lọc máu hoặc ghép thận.
Mắc bệnh tiểu đường cùng với huyết áp cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh võng mạc. Tổn thương mạch máu trong mô nhạy cảm với ánh sáng ở võng mạc có thể dẫn đến chảy máu trong mắt, mờ mắt và mất thị lực hoàn toàn.
Bạn có thể giúp giữ huyết áp của mình ở mức khỏe mạnh, ngăn ngừa huyết áp cao, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ bằng các thói quen sống lành mạnh sau:
Trên đây là những thông tin về tình trạng cao huyết áp có thể gây ra những bệnh gì, huyết áp cao có nguy hiểm không hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin bổ ích cho bạn. Nhìn chung, huyết áp cao phần nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến não bộ, điển hình là đột quỵ. Vậy nên, ngoài những phương pháp sinh hoạt khoa học, bạn cũng có thể bổ sung cho bản thân hoặc người nhà những loại thuốc bổ não. Bạn có thể lựa chọn các sản phẩm có chứa chiết xuất từ bạch quả (Ginkgo Biloba) là thành phần chính. Theo chuyên gia, chiết xuất từ bạch quả bao gồm flavonoids, terpenoids (ginkgolides và bilobalide) và các axit hữu cơ khác nhau. Tất cả giúp mang đến những lợi ích cho não bộ như:
Bạn có thể tham khảo các sản phẩm có chứa Ginkgo Biloba được kết hợp với công nghệ bào chế Phytosome từ Ý giúp hoạt chất hấp thu tốt hơn và gia tăng sinh khả dụng.
Nguồn tham khảo:
Health Threats From High Blood Pressure
https://www.heart.org/en/health-topics/high-blood-pressure/health-threats-from-highblood-pressure
High blood pressure dangers: Hypertension’s effects on your body Print
Prevent High Blood Pressure
https://www.cdc.gov/bloodpressure/prevent.htm
Ginkgo biloba
https://www.mountsinai.org/health-library/herb/ginkgo-biloba
Thạc sĩ – Dược sĩ – Giảng viên Lê Thị Mai có 9 năm kinh nghiệm trong dược lâm sàng cũng như lĩnh vực nhiều lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, trong đó chuyên sâu nhất về thuốc kháng sinh, bệnh học tổng quan, đái tháo đường và ung thư ung bướu.
Thẻ của bài viết: bệnh cao huyết áp
Loading...