Tin Tức

Bệnh thiếu máu não uống thuốc gì?

(01-10-2021)

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Thiếu máu não hay còn gọi là thiểu năng tuần hoàn não là căn bệnh khiến khả năng tuần hoàn oxy và dưỡng chất lên não bị giảm sút, từ đó dẫn đến những biến chứng và hệ quả khôn lường về hệ thần kinh trung ương. Câu hỏi được đặt ra là, vì sao phải điều trị căn bệnh này, cũng như thiếu máu não uống thuốc gì được rất nhiều người quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu và giải đáp những thắc mắc trên thông qua bài viết bên dưới nhé.

1. Những nguyên nhân gây thiếu máu não thường gặp

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu não thường gặp có thể kể đến như:

  • Xơ vữa động mạch
  • Thoái hoá đốt sống cổ
  • Hiện tượng máu đông, gây cản trở tuần hoàn máu
  • Dị tật bẩm sinh
  • Co mạch máu
  • Tiểu đường
  • Béo phì
  • Huyết áp cao
  • Rối loạn mỡ máu
  • Bệnh lý tim mạch
  • Lười vận động
  • Hút thuốc lá…

Căn bệnh này có thể đe dọa sức khoẻ của bất kỳ lứa tuổi hay giới tính nào. Chính vì thế, bạn không nên chủ quan nếu phát hiện những triệu chứng, hay biểu hiện của bệnh lý này.

nguyên nhân gây thiếu máu não thường gặp

2. Vì sao phải điều trị thiếu máu não?

Bệnh lý thiếu máu não nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì tình trạng sức khỏe của người bệnh sẽ suy giảm cực kỳ nhanh chóng, gây ra những biến chứng khôn lường. Biến chứng thường gặp và nguy hiểm nhất chính là tai biến mạch máu não, hay còn gọi là đột quỵ. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương do không nhận đủ lượng máu – dinh dưỡng cần thiết.

Nếu trong thời gian ngắn, máu không kịp cung cấp cho não, tế bào não sẽ dần chết đi, gây ra những biến chứng vô cùng nghiêm trọng. Bệnh nhân bị đột quỵ có thể bị liệt hay cử động yếu một phần cơ thể, mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc, thị giác suy giảm… sau khi được cứu chữa. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Chính vì thế, điều quan tâm của hầu hết người bệnh là bệnh thiếu máu não uống thuốc gì, và những điều cần lưu ý khi uống thuốc.

3. Bệnh thiếu máu não uống thuốc gì?

Bệnh thiếu máu lên não nên uống thuốc gì là mối bận tâm của rất nhiều người khi mắc phải căn bệnh này. Nếu phát hiện cơ thể có những biểu hiện nghi ngờ liên quan đến bệnh lý này, bạn cần phải được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa thần kinh. Bác sĩ sẽ là người quyết định loại thuốc phù hợp với thể trạng và bệnh tình của từng người.

Bệnh thiếu máu não uống thuốc gì

Bên cạnh việc điều trị thiếu máu não, bạn cũng có thể bổ sung những viên uống có tác dụng giảm thiểu các triệu chứng chóng mặt nhức đầu, tăng lưu lượng máu lên não và ngăn ngừa đột qụy có chứa thành phần từ lá Bạch quả – Ginkgo biloba. Từ lâu, Ginkgo biloba đã được chứng minh về khả năng giúp tăng lưu lượng máu đến nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể nhờ làm tăng nồng độ nitric oxide trong hệ tuần hoàn. Đây là một hợp chất có tác dụng làm giãn các mạch máu. Nhờ công nghệ Phytosome tiên tiến đến từ Ý, Ginkgo biloba

Phytosome làm tăng sinh khả dụng đáng kể nhờ cấu trúc phân tử dạng Phytosome trộn lẫn được trong cả pha dầu lẫn pha nước. Bạn có thể tham khảo và cân nhắc chọn sản phẩm Ginkgo biloba Phytosome để cải thiện suy tuần hoàn não và các biểu hiện chức năng như nhức đầu, chóng mặt, giảm trí nhớ.

4. Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc trị thiếu máu lên não

Chắc hẳn bạn đã có được câu trả lời cho câu hỏi: bệnh thiếu máu não uống thuốc gì.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc điều trị thiếu máu não cần phải lưu ý một vài điểm sau:

+ Dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ: Các bác sĩ nội thần kinh sẽ là người thăm khám và quyết định loại thuốc dành cho từng bệnh nhân, phù hợp với thể trạng cũng như biểu hiện lâm sàng của từng người. Chính vì thế, bạn cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ khi uống thuốc thiếu máu não.

+ Không uống quá liều: Bệnh lý nào cũng cần phải cần thời gian điều trị để có thể có được hiệu quả nhất định. Bạn không nên vì muốn nhanh khỏi bệnh mà lạm dụng hay uống quá liều. Việc sử dụng quá liều các loại thuốc trị thiếu máu não có thể dẫn đến những tác dụng phụ như: trầm cảm, mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, rối loạn giấc ngủ, dễ bị kích động…

+ Báo ngay cho bác sĩ điều trị nếu tình trạng bệnh không cải thiện: Nếu đã tuân thủ hoàn toàn các chỉ định từ bác sĩ điều trị mà bệnh thiếu máu não vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn cần phải nhanh chóng báo ngay cho bác sĩ điều trị và tiến hành thăm khám lại. Điều này sẽ giúp bác sĩ nắm bắt được kịp thời bệnh tình của bạn và có những điều chỉnh hợp lý.

5. Chế độ ăn uống – sinh hoạt dành cho người thiếu máu não

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh là một trong những biện pháp phòng ngừa bệnh thiếu máu não hữu hiệu. Hãy thường xuyên bổ sung những thực phẩm bổ máu, giảm nguy cơ làm tăng cholesterol máu. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế ăn thịt, mỡ, nội tạng động vật, rượu, bia, đồ uống có gas và từ bỏ hút thuốc lá. Đừng quên tăng cường ăn nhiều cá, rau xanh, hoa quả giàu các vitamin và khoáng chất để duy trì cơ thể khỏe mạnh mỗi ngày.

Bên cạnh chế độ ăn uống, người bị thiếu máu não cùng nên xây dựng chế độ vận động hợp lý, rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày là cách làm máu lưu thông lên não vô cùng hữu hiệu. Hãy cố gắng dành thời gian rèn luyện sức khỏe dù có bận rộn đến đâu. Việc tập các bài tập thở đều đặn có thể giúp làm tăng khả năng điều hòa cơ thể, hỗ trợ máu lưu thông tốt hơn.

Hy vọng bài viết trên đã giải đáp thắc mắc cho bạn về việc bệnh thiếu máu não uống thuốc gì và những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc.


Người dùng tìm kiếm: cách chữa bệnh thiếu máu lên não


Nguồn tham khảo:

Brain Ischemia Types and Causes

https://www.verywellhealth.com/what-is-brain-ischemia-3146480

Patient education: Ischemic stroke treatment (Beyond the Basics)

https://www.uptodate.com/contents/ischemic-stroke-treatment-beyond-thebasics

12 Benefits of Ginkgo Biloba (Plus Side Effects & Dosage)

https://www.healthline.com/nutrition/ginkgo-biloba-benefits#TOC_TITLE_HDR_4

Chia sẻ bài viết ...
Lê Thị Mai

Thạc sĩ – Dược sĩ – Giảng viên Lê Thị Mai có 9 năm kinh nghiệm trong dược lâm sàng cũng như lĩnh vực nhiều lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, trong đó chuyên sâu nhất về thuốc kháng sinh, bệnh học tổng quan, đái tháo đường và ung thư ung bướu.


Thẻ của bài viết: , , , ,

có thể bạn quan tâm

Loading...
842838123166