Giloba

Bệnh sa sút trí tuệ: nguy cơ tiềm ẩn sau đột quỵ 

Sau cơn đột quỵ, có rất nhiều di chứng có thể xảy ra với người bệnh. Sa sút trí tuệ là một trong số hậu quả nguy hiểm mà đột quỵ (tai biến mạch máu não) để lại. Đây là một loại bệnh thần kinh liên quan đến các vấn đề nhận thức, tư duy và trí nhớ. Nguyên nhân dẫn đến bệnh là do các tổn thương ở não bộ không thể phục hồi.

Vậy liệu có còn cơ hội nào cho người bị bệnh sa sút trí tuệ sau đột quỵ? Để hiểu hơn về chứng bệnh này, bạn hãy tham khảo bài viết sau đây nhé! 

Vì sao đột quỵ có thể gây sa sút trí tuệ?

Để hiểu đột quỵ có thể gây ra chứng sa sút trí tuệ như thế nào, chúng ta hãy xem xét mối liên hệ giữa não, động mạch và đột quỵ. Đột quỵ xảy ra khi nguồn cung cấp máu trong não bị gián đoạn do động mạch bị tắc hoặc vỡ. Khi các tế bào não không nhận đủ máu, chúng sẽ bị thiếu oxy và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác từ đó dẫn đến các tổn thương não. Vì lý do này, đột quỵ cần được chăm sóc y tế nhanh chóng để khôi phục lưu lượng máu bình thường trong não và cứu sống người bệnh.

Sức khỏe của động mạch có ảnh hưởng trực tiếp đến nguy cơ đột quỵ. Khi máu có thể chảy tự do qua các động mạch, nguy cơ đột quỵ sẽ thấp. Nguy cơ đột quỵ tăng lên khi các động mạch bị thu hẹp hoặc bị tổn thương do các tình trạng như xơ vữa động mạch, huyết áp cao hoặc tiểu đường.

Nhưng làm thế nào mà một cơn đột quỵ có thể gây ra chứng sa sút trí tuệ? Khi một cơn đột quỵ gây ra tổn thương cho não, nó có thể gây ra một loạt các tác động thứ cấp bao gồm chứng sa sút trí tuệ do mạch máu. Chứng sa sút trí tuệ do mạch máu xảy ra khi não không nhận đủ máu và do đó gây ra thiệt hại cho các chức năng nhận thức như trí nhớ và giải quyết vấn đề.

Nhận biết dấu hiệu sa sút trí tuệ sau đột quỵ

Mỗi khu vực của não kiểm soát các chức năng khác nhau. Do đó, các triệu chứng của bệnh sa sút trí tuệ mạch máu khác nhau giữa các cá nhân tùy thuộc vào vùng não bị ảnh hưởng.

Một số triệu chứng của chứng sa sút trí tuệ do đột quỵ có thể bao gồm:

Điều quan trọng cần lưu ý là một số triệu chứng này, chẳng hạn như thay đổi tâm trạng , không nhất thiết là dấu hiệu của chứng sa sút trí tuệ sau đột quỵ. Nhiều trong số các triệu chứng này, khi xảy ra đơn lẻ, là những ảnh hưởng nhận thức chung của đột quỵ.

Sa sút trí tuệ sau đột quỵ có chữa được không?

Bệnh sa sút trí tuệ sau đột quỵ có hy vọng cải thiện thông qua việc phục hồi nhận thức. Điều này có thể thực hiện được nhờ sự dẻo dai thần kinh. Sự dẻo dai thần kinh là quá trình não bộ sử dụng để tự cuộn lại và hình thành các kết nối mới, cũng như củng cố các kết nối hiện có. Khi một phần của não bị tổn thương sau một cơn đột quỵ, tính linh hoạt thần kinh cho phép các vùng não khỏe mạnh tiếp quản. Tuy nhiên, quá trình phục hồi này sẽ không xảy ra tự nhiên mà cần có sự tác động, hỗ trợ bằng các phương pháp điều trị như phục hồi nhận thức, vật lý trị liệu thần kinh,…

Mặc dù không có loại thuốc nào được sử dụng đặc hiệu cho chứng sa sút trí tuệ sau đột quỵ, nhưng một số loại thuốc điều trị Alzheimer cũng có thể giúp cải thiện một vài triệu chứng đáng kể của người bệnh.

Ngoài việc phục hồi nhận thức, việc tăng lưu lượng máu đến não đôi khi có thể giúp cải thiện chức năng nhận thức. Dưới đây là một số cách để tăng lưu lượng máu não:

Làm gì để giảm nguy cơ sa sút trí tuệ sau đột quỵ?

Khi nhận thấy bất kỳ ai đang gặp phải các cơn đột quỵ, bạn nên gấp rút gọi ngay cho cấp cứu để có thể đưa bệnh nhân Đến bệnh viện nhanh chóng. Đột quỵ là một tình trạng sinh tử mà ở đó sức khỏe của người bệnh phải chạy đua với thời gian để có được cơ hội sống và giảm phần trăm di chứng xuống thấp nhất.

Ngoài ra cách tốt nhất để phòng ngừa nguy cơ sa sút trí tuệ sau đột quỵ chính là ngăn ngừa đột quỵ xuất hiện. Một số phương pháp phổ biến mà bạn có thể áp dụng đơn giản như sau:

Bên cạnh các phương pháp trên, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm các thực phẩm tốt cho não bộ chứa chiết xuất Bạch quả (Ginkgo Biloba). Lợi ích sức khỏe của Ginkgo

Biloba được nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có thể làm tăng lưu lượng máu và đóng vai trò trong cách các chất dẫn truyền thần kinh trong não hoạt động. Ngoài ra, chất này còn có tác dụng kháng viêm và phòng ngừa các cơn đột quỵ xảy ra.

Tuy nhiên các sản phẩm có thành phần thảo dược thường gặp phải nhiều thách thức về hiệu quả lâm sàng. Công nghệ Phytosome ra đời như một ứng dụng tiên tiến cho các sản phẩm thảo dược giúp:

Bạn có thể tham khảo các sản phẩm có thành phần Ginkgo biloba Phytosome để phòng ngừa di chứng tai biến mạch máu não, cải thiện suy tuần hoàn não và các biểu hiện chức năng : giảm trí nhớ, giảm khả năng nhận thức, sa sút trí tuệ ở người có tuổi.

Nguồn tham khảo:

Can a Stroke Cause Dementia? Here’s What You Need to Know About “Vascular Dementia”

https://www.flintrehab.com/can-a-stroke-cause-dementia/

The Connection Between Stroke and Dementia

https://www.verywellhealth.com/stroke-and-dementia-3146422

Can Stroke Lead to Dementia?

https://www.healthline.com/health/stroke/stroke-and-dementia#outlook

Ginkgo biloba

https://www.mountsinai.org/health-library/herb/ginkgo-biloba

Exit mobile version