Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai
Mất ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu kéo dài, bệnh mất ngủ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng và gây ra nhiều hệ lụy về sức khỏe. Để hiểu hơn về tình trạng này cũng như có được cách chữa trị kịp thời, bạn hãy tham khảo ngay nội dung bên dưới đây!
1. Biểu hiện của bệnh mất ngủ
Mỗi đối tượng sẽ cần thời gian ngủ khác nhau, trung bình sẽ là:
- Người lớn cần 7 đến 9 giờ
- Trẻ em cần 9 đến 13 giờ
- Trẻ mới biết đi và trẻ sơ sinh cần 12 đến 17 giờ
Nếu bạn không ngủ đủ thời gian cần thiết thì cơ thể sẽ không được nghỉ ngơi và hồi phục sau một ngày làm việc mệt nhọc. Chứng bệnh mất ngủ được hiểu là tình trạng suy giảm về số lượng và chất lượng trong khoảng thời gian cơ thể chìm vào giấc ngủ. Để biết mình có mắc phải căn bệnh này hay không bạn có thể kiểm tra một số các biểu hiện sau đây:
- Khó vào giấc
- Tỉnh dậy nhiều lần trong đêm
- Thao thức, bồn chồn không chợp mắt được
- Thức sớm và không thể ngủ lại
- Cảm thấy mệt mỏi sau khi thức dậy
- Khó chịu và bực bội trong người
- Không thể tập trung vào ban ngày
https://www.shutterstock.com/vi/image-photo/young-woman-lying-bed-suffering-sound-721051801
Nếu bạn bị mất ngủ trong thời gian dưới 3 tháng thì được gọi là mất ngủ ngắn hạn. Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài từ 3 tháng trở lên được gọi là mất ngủ mãn tính.
Có hơn 100 triệu người Mỹ ở mọi lứa tuổi không ngủ đủ giấc. Giấc ngủ được xem là rất quan trọng, việc không ngủ đủ giấc có thể gây ra những hậu quả khôn lường đối với hiệu suất học tập, làm việc, các mối quan hệ cá nhân, sức khỏe người bệnh và sự an toàn khi tham gia lưu thông.
2. Mất ngủ có những loại nào?
Bệnh mất ngủ được chi ra thành 5 loại phổ biến như sau:
- Mất ngủ cấp tính: là tình trạng phổ biến nhất. Nó thường xảy ra vào ngắn hạn và kéo dài trong vài ngày đến một tháng. Căn bệnh này thường là do thay đổi môi trường hoặc tâm trạng căng thẳng gây ra.
- Mất ngủ mãn tính: Trong một số trường hợp, mất ngủ kéo dài có thể trở thành bệnh mãn tính. Mất ngủ được cho là mãn tính nếu bệnh nhân gặp khó khăn trong việc ngủ ít nhất ba ngày một tuần trong ít nhất một tháng. Nguyên nhân gây ra có thể đến từ nhiều yếu tố: bệnh lý, thói quen, áp lực cuộc sống,…
- Mất ngủ duy trì là tình trạng cảm thấy khó khăn khi bắt đầu ngủ và thường xuyên bị giật mình không thể vào giấc lại. Điều này dẫn đến người bệnh sẽ không thể ngủ hay ngủ ngon. Nguyên nhân của chứng mất ngủ duy trì có thể các tình trạng sức khỏe liên quan đến tâm thần chẳng hạn như bệnh trầm cảm gây ra.
- Mất ngủ hành vi ở trẻ em (BIC) là một trong những rối loạn giấc ngủ phổ biến nhất ở trẻ em. Người ta ước tính rằng khoảng 25% trẻ em sẽ trải qua tình trạng này vào một thời điểm nào đó trong thời thơ ấu của chúng. Mất ngủ hành vi có đặc điểm là trẻ khó đi vào giấc ngủ hoặc khó duy trì giấc ngủ dẫn đến chất lượng và thời lượng giấc ngủ kém.

3. Nguyên nhân nào dẫn đến mất ngủ?
Nguyên nhân phổ biến của chứng bệnh mất ngủ thường đến từ các vấn đề như:
- Tuổi tác cao: Xuất hiện nhiều bệnh nền tiềm ẩn và những rủi ro khác về sức khỏe cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giấc ngủ.
- Phụ nữ trong thời kỳ rối loạn nội tiết tố: Phụ nữ mang thai và trong thời gian tiền mãn kinh rất dễ gặp phải tình trạng mất ngủ. Nguyên nhân đến từ việc nội tiết tố của cơ thể hoạt động bất thường dẫn đến bạn luôn cảm thấy khó chịu nên khó ngủ ngon.
- Căng thẳng. Những lo lắng về công việc, trường học, sức khỏe, tài chính hoặc gia đình có thể khiến đầu óc hoạt động nhiều vào ban đêm, khiến bạn khó ngủ.
- Lịch trình đi du lịch hoặc công tác. Cơ thể chúng ta hoạt động theo 1 chiếc đồng hồ sinh học bên trong. Quá trình di chuyển từ nơi này đến nơi khác nếu có sự chuyển đổi múi giờ sẽ làm gián đoạn nhịp sinh học của cơ thể và dẫn đến mất ngủ.
- Ăn quá nhiều vào buổi tối. Ăn nhẹ trước khi đi ngủ là được, nhưng ăn quá no có thể khiến bạn cảm thấy không thoải mái khi nằm. Nhiều người cũng bị ợ chua, trào ngược axit và thức ăn từ dạ dày lên thực quản sau khi ăn khiến cho cơ thể luôn trong trạng thái tỉnh táo.
- Các nguyên do khác: Giờ giấc ngủ không đều (thức khuya, dậy sớm, ngủ nhiều vào ban ngày), sử dụng các chất kích thích trước khi ngủ, không gian nghỉ ngơi không thoải mái, xem TV dùng máy tính và lướt điện thoại quá lâu trước giờ ngủ,…

Ngoài ra, nguyên nhân của bệnh mất ngủ mãn tính có thể liên quan đến các bệnh lý như:
- Rối loạn sức khỏe tâm thần
- Đau mãn tính
- Ung thư
- Tiểu đường
- Bệnh tim
- Hen suyễn
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
- Tuyến giáp hoạt động quá mức
- Bệnh Parkinson và bệnh Alzheimer.
Nhiều loại thuốc kê đơn có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, chẳng hạn như
- Thuốc chống trầm cảm
- Thuốc điều trị bệnh hen suyễn
- Thuốc điều trị huyết áp.
- Thuốc giảm đau
- Thuốc trị dị ứng
- Thuốc trị cảm lạnh
- Các sản phẩm giảm cân có chứa caffeine và các chất kích thích khác.

4. Mất ngủ ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe như thế nào
Như bạn đã biết giấc ngủ là rất quan trọng với cơ thể, chính vì thế bệnh mất ngủ sẽ gây ra rất nhiều rủi ro và hệ lụy đến sức khỏe của chúng ta. Một số những ảnh hưởng nghiêm trọng mà tình trạng này có thể dẫn đến bao gồm:
- Khả năng ghi nhớ và tập trung kém
- Giảm thiểu năng suất học tập và làm việc
- Tăng nguy cơ gây tai nạn khi người bị bệnh tham gia giao thông
- Người bệnh có nguy cơ đối mặt với các vấn đề về bệnh tâm thần
- Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính khác như vấn đề về tim béo, thậm chí là đột quỵ.
5. Cách trị bệnh mất ngủ hiệu quả
Khi tình trạng mất ngủ kéo dài từ 1 đến 2 tuần, người bệnh nên chủ động đi khám bác sĩ để tìm được nguyên nhân và có cách điều trị sớm nhất. Hiện nay bệnh mất ngủ có thể được điều trị bằng nhiều cách khác nhau.

Bác sĩ chẩn đoán sẽ kê đơn thuốc và yêu cầu người bệnh thay đổi một số thói quen trong sinh hoạt để cải thiện tình trạng sức khỏe tốt hơn. Tuy nhiên đối với các loại thuốc ngủ kê đơn người bệnh chỉ được khuyến khích sử dụng trong một thời gian ngắn và phải có sự theo dõi của bác sĩ. Bạn tuyệt đối không nên tự ý mua các loại thuốc này để sử dụng vì chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ nhất định và thậm chí khiến cho tình trạng mất ngủ trầm trọng hơn nếu bị lờn thuốc.
Một số cách người bệnh có thể thực hiện tại nhà để cải thiện giấc ngủ bao gồm:
- Tham gia các hoạt động thể thao: Chạy bộ, bơi lội,
- Vận động nhẹ trước giờ ngủ: Ngồi thiền, tập yoga
- Massage thư giãn với tinh dầu
- Tránh các hóa chất có thể làm gián đoạn giấc ngủ, chẳng hạn như nicotine, caffeine và rượu
- Ăn tối nhẹ nhàng và không nên ăn gì trước khi ngủ ít nhất 2 giờ
- Tắm nước nóng hoặc ngâm chân trước khi ngủ 30 phút.
- Hạn chế thói quen thức khuya
Tình trạng mất ngủ có thể dẫn đến vô vàn rủi ro về sức khỏe và ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh gây ra nhiều loại bệnh tiềm ẩn khác nhau. Vậy nên, bên cạnh việc điều trị chứng mất ngủ, người bệnh cũng có thể tham khảo các sản phẩm bổ sung để nuôi dưỡng sức khỏe não bộ.
Nguồn tham khảo:
Insomnia
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/insomnia/diagnosis-treatment/drc-20355173
Common Sleep Disorders
https://my.clevelandclinic.org/health/articles/11429-common-sleep-disorders
Insomnia
https://www.nhs.uk/conditions/insomnia/
What Are the Different Types of Insomnia?
https://www.healthline.com/health/types-of-insomnia
What is Behavioral Insomnia in Children? Types, Prevalence, Treatment
https://www.alaskasleep.com/blog/what-is-behavioral-insomnia-in-children
Insomnia
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/insomnia/symptoms-causes/syc-20355167
8 Home Remedies for Insomnia
https://www.healthline.com/health/healthy-sleep/insomnia-home-remedies#yoga
Thẻ của bài viết: bệnh mất ngủ, cách trị bệnh mất ngủ về đêm, điều trị mất ngủ, khó ngủ nên làm gì, khó ngủ nên uống gì