(16-08-2022)
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai
Nội Dung Bài Viết
Bệnh Alzheimer sống được bao lâu? Bệnh Alzheimer là bệnh sa sút trí tuệ phổ biến ở người già, bệnh đặc trưng do sự mất chức năng hoặc chết đi của một số tế bào não chịu trách nhiệm về trí nhớ. Hiện nguyên nhân gây bệnh chính xác vẫn chưa được các nhà khoa học khám phá ra.
Bệnh Alzheimer có xu hướng tiến triển chậm và nặng dần sau một vài năm, khiến người bệnh gặp trở ngại trong các sinh hoạt hằng ngày, tác động tiêu cực đến khả năng ngôn ngữ và tư duy. Người mắc bệnh Alzheimer thường lo lắng về tuổi thọ của mình sau khi chẩn đoán phát hiện bệnh. Mời bạn cùng tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ trung bình của người bệnh Alzheimer trong bài viết dưới đây.
Bệnh Alzheimer là một bệnh suy giảm nhận thức (hay còn gọi là sa sút trí tuệ) do sự thoái hóa và mất dần các tế bào thần kinh, gây khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Bệnh nhân khó có thể thực hiện được các công việc đơn giản nhất mà phải phụ thuộc vào người khác.
Mức độ nghiêm trọng của diễn tiến bệnh tùy vào bệnh nền sẵn có và việc chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân trong suốt quá trình phát bệnh. Tuy nhiên, bệnh Alzheimer sẽ trở nên trầm trọng theo thời gian và cuối cùng gây tử vong.
Vậy người bệnh Alzheimer sống được bao lâu? Một người bệnh Alzheimer có thể kéo dài tuổi thọ trung bình từ 3 – 11 năm kể từ sau khi mắc bệnh hoặc có thể hơn 20 năm nếu được phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách.
Trong đó, để trả lời chính xác câu hỏi người bệnh Alzheimer sống được bao lâu còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố dưới đây:
Thời điểm phát hiện bệnh khá quan trọng đối với bệnh nhân Alzheimer, bởi vì bệnh được phát hiện càng sớm thì tuổi thọ bệnh nhân càng được kéo dài nhờ các biện pháp can thiệp và chăm sóc hợp lý giúp làm chậm tiến trình phát triển bệnh ở mỗi giai đoạn.
Bệnh nhân càng lớn tuổi có thể trạng yếu đuối, dễ bị tổn thương do tai nạn té ngã, dễ mắc bệnh mạn tính, cũng như dễ bị nhiễm trùng hơn, từ đó, dẫn đến nguy cơ tử vong cao hơn. Trong một nghiên cứu phát hành trên Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia (NCBI) cho biết, tiên lượng sống trung bình của người bệnh ở độ tuổi từ 60 – 70 tuổi là 7 – 10 năm. Trong khi đó, nếu người bệnh được chẩn đoán khi họ đã 90 thì thời gian này chỉ có 3 năm.
Khi bệnh nhân có các bệnh khác đi kèm với Alzheimer như bệnh huyết áp cao, tim mạch… cũng là một trong những nguyên nhân làm rút ngắn tuổi thọ của người bệnh.
Bên cạnh đó, một số các yếu tố khác có thể cân nhắc ảnh hưởng đến tiên lượng sống trung bình của người bệnh là giới tính, thói quen sinh hoạt, vận động thể chất, dinh dưỡng…
Mỗi giai đoạn phát triển bệnh Alzheimer có những triệu chứng và tốc độ tiến triển của mỗi người cũng khác nhau. Do đó, tùy thuộc vào từng biểu biện mà người nhà có thể xác định được giai đoạn phát triển, từ đó, dự đoán người bệnh Alzheimer sống được bao lâu.
Bệnh Alzheimer bắt đầu xuất hiện trước khi cơ thể của bạn bắt đầu có những triệu chứng rõ ràng. Ở giai đoạn này bệnh được gọi là bệnh Alzheimer tiền lâm sàng và chỉ có thể được phát hiện khi thăm khám bác sĩ nhờ công nghệ chẩn đoán hiện đại, xác định sự tích tụ của các protein Amyloid-beta là dấu hiệu đặc trưng của bệnh Alzheimer.
Giai đoạn tiền lâm sàng này có thể kéo dài trong nhiều năm, thậm chí lên đến hàng chục năm mà không được phát hiện.
Người bệnh thường bối rối trong việc gọi tên những đồ vật thường ngày, quên nơi để chìa khóa, mắt kính…. Những thay đổi nhẹ trong khả năng ghi nhớ và suy nghĩ này không ảnh hưởng đến công việc hoặc các mối quan hệ và cuộc sống của người bệnh. Do đó, chúng xuất hiện không thường xuyên nhưng khó được người thân, bạn bè, đồng nghiệp nhận biết.
Không phải những người bị suy giảm nhận thức rất nhẹ đều mắc bệnh Alzheimer, mà chúng có thể là những thay đổi bình thường do lão hóa.
Trong giai đoạn này, mọi người xung quanh dễ dàng phát hiện những biểu hiện bất thường của người bệnh hơn về trí nhớ hoặc sự tập trung. Trong đó bao gồm một số biểu hiện dưới đây:
Người bệnh có sự bối rối nhiều hơn trong việc ghi nhớ, tư duy, thay đổi thái độ. Một số dấu hiệu rõ ràng của bệnh nhân ở giai đoạn này như sau:
Sự hình thành và xuất hiện các khoảng trống trong trí nhớ và đòi hỏi cần có sự giúp đỡ của những người xung quanh trong việc thực hiện các sinh hoạt cá nhân của người bệnh.
Trong giai đoạn suy giảm nhận thức nghiêm trọng, các chức năng não bị suy giảm người bệnh cần sự giúp đỡ nhiều hơn trong các hoạt động thường ngày. Tính tình, cảm xúc cũng thay đổi một cách nhanh chóng. Nhìn chung, trong giai đoạn này, người bệnh sẽ xuất hiện một số biểu hiện sau:
Đây là giai đoạn cuối của bệnh. Lúc này người bệnh mất hoàn toàn nhận thức về những việc xung quanh, không thể tham gia vào các cuộc trò chuyện cũng như kiểm soát các cử động của cơ thể. Cuối cùng, trong những tuần cuối hoặc vài tháng cuối, khả năng vận động bị mất đi hoàn toàn, bệnh nhân sẽ phải nằm liệt giường.
Người bệnh Alzheimer sống được bao lâu còn phụ thuộc vào sự chăm sóc. Chăm sóc người bệnh Alzheimer có nhiều sự khó khăn ngày càng tăng theo tình trạng tiến triển bệnh của bệnh. Trong quá trình chăm sóc, người nhà cần thể hiện sự quan tâm về mặt tinh thần, thông cảm cho cảm xúc nóng giận, tiêu cực của bệnh nhân và đồng thời vạch ra kế hoạch chăm sóc chu đáo cho những hoạt động bình thường hằng ngày của người bệnh như lúc ăn uống, ngủ nghỉ, vệ sinh cơ thể…
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo sử dụng Ginkgo biloba (Bạch quả). Ginkgo biloba với các thành phần chính bao gồm flavonoids, terpenoids (24% flavonoid và 6% terpenoids) và các axit hữu cơ khác nhau. Nhờ đó, bạch quả có khả năng chống oxy hóa mạnh, giúp vô hiệu các gốc tự do, khiến chúng khó gây hại cho cơ thể, bảo vệ tốt tế bào thần kinh.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo Ginkgo Biloba được sản xuất theo công nghệ Phytosome giúp:
Ginkgo biloba Phytosome giúp phòng ngừa và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn cũng nên đưa người bệnh đi thăm khám và sử dụng thuốc thông qua sự chỉ định từ bác sĩ nhé!
Trên đây chúng tôi đã thông tin đến bạn đọc về câu hỏi bệnh Alzheimer sống được bao lâu, các giai đoạn tiến triển của bệnh. Hy vọng chúng sẽ đem đến những thông tin hữu ích.
>> Tìm hiểu thêm:
Nguồn tham khảo:
https://www.alz.org/asian/about/stages.asp?nL=VI&dL=VI
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19836639/
https://www.brightfocus.org/alzheimers/article/life-expectancy-after-alzheimers-disease-diagnosis
https://www.nia.nih.gov/health/coping-agitation-and-aggression-alzheimers-disease
https://www.alz.org/asian/about/what_is_alzheimers.asp?nL=VI&dL=VI
https://www.alz.org/asian/downloads/stages_vi_chapter.pdf
https://www.mountsinai.org/health-library/herb/ginkgo-biloba
https://www.ajol.info/index.php/ijhr/article/view/47905
Thạc sĩ – Dược sĩ – Giảng viên Lê Thị Mai có 9 năm kinh nghiệm trong dược lâm sàng cũng như lĩnh vực nhiều lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, trong đó chuyên sâu nhất về thuốc kháng sinh, bệnh học tổng quan, đái tháo đường và ung thư ung bướu.
Thẻ của bài viết: bệnh alzheimer, bệnh sa sút trí tuệ
Loading...